SKĐS - Trong 2 ngày 9, 10 tháng 6, hội chợ K-FOOD Fair 2018 được tổ chức tại Hà Nội nhằm mang các sản phẩm ẩm thực của xứ sở Kim Chi đến gần với người tiêu dùng Việt Nam.
구정 – 설날 1-1 (음력) : Tết Âm lịch
Seollal đánh dấu tháng riêng âm lịch. Ở Hàn Quốc, đó là truyền thống sum họp của các gia đình và họ hàng thân thích để thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên và nghi thức cúi đầu chào truyền thống tên là sebe đối với những bậc lớn tuổi trong gia đình. Vào ngày này, mọi người đều có một bát tteokguk (súp bánh gạo). Tuổi tác được tính theo lịch âm, và người ta tin rằng mỗi người đều thêm một tuổi sau khi ăn tteokguk. Mọi người ăn món súp này với hy vọng đạt được sự thuần khiết và trường thọ (màu trắng của bánh gạo có nghĩa là thuần khiết, và hình dáng dài của bánh gạo trước khi được cắt ra biểu tượng cho sự trường thọ).
추석 15-8 (음력) : Tết trung thu
Chuseok, cùng với Seollal, là ngày lễ trọng đại nhất ở Hàn Quốc. Chuseok được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Cũng giống như Tết Âm lịch Hàn Quốc, các gia đình tụ họp với nhau tiến hành một nghi lễ thờ cúng tổ tiên và cùng thưởng thức bữa tiệc với các món ăn truyền thống gồm có bánh gạo songpyeon (hấp trên lá cây thông) mà cả gia đình cùng nhau chế biến.
Ngày Lập quốc kỷ niệm ngày thành lập Gojoseon, nhà nước đầu tiên của Hàn Quốc. Người ta cho rằng ngày này là do Hoàng đế Dangun lập ra, người được biết đến là ông tổ của người Hàn Quốc trong văn hóa dân gian cổ xưa.
Giáng sinh là một ngày lễ của Đạo Thiên chúa kỷ niệm sự ra đời của Đức Chúa Giêsu. Nhiều quận trung tâm thành phố được trang trí với cây thông Noel và đèn. Các khu thương mại nhộn nhịp như Myeong-dong, Khu Du lịch Đặc biệt Itaewon, và Đại học Hongik (phố Hongdae) chật ních với những người tìm kiếm bầu không khí của lễ hội Giáng sinh.
한글날 9-10 : Ngày khai sinh ra chữ Hàn
Ngày lễ Hangeul kỷ niệm ngày Vua Sejong Đại đế phát minh và công bố chữ Hangeul – chữ viết chính thức của tiếng Hàn. Vào năm 1997, UNESCO đã đưa Hangeul vào Danh sách Ký ức Thế giới.
Sưu tầm bởi Trung tâm Tiếng Hàn Newsky
Địa chỉ: 292 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, Tp.HCM
Liên hệ: 090 999 01 30 – (08) 3601 6727
삼일절 3-1 : Ngày kỷ niệm phong trào độc lập
Ngày này kỷ niệm tuyên ngôn độc lập của Hàn Quốc khỏi ách đô hộ của Nhật Bản vào ngày 01/03/1919. Ngày này được chính thức chỉ định là ngày lễ để tưởng niệm những người dân đã hy sinh trong Phòng trào Độc lập.
Ngày cả nước trồng và chăm sóc cây xanh. Tuy nhiên ngày này không được xếp vào ngày nghỉ lễ ở Hàn Quốc
Tết Thiếu nhi được chỉ định là ngày lễ với mong muốn mọi trẻ em sẽ phát triển với trái tim và trí tuệ dũng cảm, và không có sự phân biệt đối xử. Vào ngày này, tất cả người lớn sẽ được nghỉ đề dành thời gian chăm sóc cho trẻ em, các công viên thiếu nhi và cửa hàng đồ chơi đều chật kín với cha mẹ và các bé, vì ở đây tổ chức nhiều sự kiện khác nhau cho trẻ em.
신정 1-1 (양력) : Tết dương lịch
Trước đây, người Hàn Quốc theo lịch âm, nhưng trong thời gian gần đây, họ đã theo lịch dương để phù hợp với thông lệ quốc tế. Vào ngày mùng một của Năm mới theo lịch dương, mọi người tụ tập ở bãi biển và trên núi để chiêm ngưỡng bình minh đầu tiên của năm mới.
석가탄신일 8-4 (음력) : Ngày lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản là ngày lễ Phật giáo kỷ niệm sự ra đời của Đức Phật, còn được gọi là “Ngày Đức Phật Đản sinh” trong tiếng Hàn. Các ngôi chùa Phật giáo trên cả nước đều treo những dãy đèn lồng đầy màu sắc để kỷ niệm.
현충일 6-6 : Ngày tưởng niệm anh hùng liệt sĩ
Ngày Tưởng niệm là ngày tôn vinh những người lính và người dân đã hy sinh vì đất nước. Vào lúc 10 giờ sáng, một tiếng còi phát ra báo hiệu một phút tưởng niệm lặng lẽ.
Hiến pháp đầu tiên của Hàn Quốc được ban hành vào ngày 17/7/1948 sau khi giành được độc lập từ Đế quốc Nhật Bản. Bản Hiến pháp này cho đến nay đã được sửa đổi 9 lần, trong đó có 5 lần sửa đổi lớn, gần như là viết lại hoàn toàn, đó là các bản Hiến pháp năm 1960, 1962, 1980 và 1987. Như vậy, từ khi bản Hiến pháp đầu tiên được ban hành (1948) cho đến bản Hiến pháp gần đây nhất (1987), tính trung bình cứ gần 4 năm, Hiến pháp của Hàn Quốc lại được sửa đổi một lần. Việc sửa đổi hiến pháp ở Hàn Quốc mặc dù diễn ra nhiều lần nhưng chủ yếu là xoay quanh các vấn đề về lựa chọn mô hình chế độ đại nghị hay tổng thống, kéo dài hay rút ngắn nhiệm kỳ Tổng thống, bầu Tổng thống trực tiếp hay gián tiếp.
Ngày 15/8 là ngày đánh dấu sự ra đời của chính phủ Đại Hàn Dân Quốc sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật. Ngày này trong tiếng Hàn được gọi là “Gwangbok-jeol”, chữ “jeol” tức là “ngày/lễ”, còn “Gwangbok” (광복) có nghĩa là “Quang phục” tức là “tìm lại được ánh sáng” hay nói cách khác là “tìm lại chủ quyền đất nước”.