Chọn chủ đề tìm kiếm Chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin 2+2 Chương trình du học chuyển tiếp Các chương trình khác
Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM áp dụng chương trình giáo dục bài bản cho sinh viên, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy và phân tích thông qua chương trình học chuyên sâu. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được khuyến khích tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và thực hành, từ đó rèn luyện khả năng tự tìm hiểu và phân tích thông tin một cách chính xác và sáng tạo.
Năm nay, HCMUS áp dụng tổng cộng 6 phương thức tuyển sinh. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chiếm 15% – 40% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
Dưới đây là điểm xét tuyển nhóm ngành CNTT của trường KHTN – ĐHQG HCM:
Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
Trường áp dụng 6 phương thức tuyển sinh, bao gồm:
Danh sách các ngành CNTT trường tuyển sinh năm 2024 bao gồm: Công nghệ thông tin; Kỹ thuật máy tính; Hệ thống Nhúng và IoT (Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ).
Dưới đây là điểm chuẩn nhóm ngành CNTT dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT:
Đại học Cần Thơ hằng năm tuyển sinh các nhóm ngành CNTT với số lượng khá lớn. Năm nay trường áp dụng 7 phương thức xét tuyển. Trong đó, phương thức xét tuyển điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chiếm tối thiểu 50% tổng chỉ tiêu của ngành.
Điểm chuẩn các ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Cần Thơ:
Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh năm 2023 với 51 ngành học và 6 phương thức xét tuyển. Trong đó, trường đào tạo các ngành liên quan đến công nghệ thông tin như: Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin.
Điểm chuẩn của Đại học Công nghiệp Hà Nội 2024:
Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) là Khoa đầu tiên có chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn các Trường Đại học Đông Nam Á và là một trong 4 Khoa đầu tiên của Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản vững vàng, cập nhật công nghệ tiên tiến, có các kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm chuyên nghiệp để phát triển nghề nghiệp bền vững theo hướng công nghiệp hoặc nghiên cứu.
Hiện trường đã công bố điểm chuẩn 3 chuyên ngành đào tạo liên quan đến CNTT là Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính và Mạng máy tính. Mời bạn tham khảo điểm:
Đại học FPT là trường tư thục nổi tiếng với nhiều phân hiệu đặt tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Tại FPT, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về CNTT như phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, big data và nhiều lĩnh vực liên quan khác. Đồng thời, trường tạo điều kiện cho sinh viên thực hành thông qua các dự án thực tế và tương tác với doanh nghiệp hàng đầu trong ngành.
Năm nay, trường áp dụng nhiều hình thức xét tuyển như: Xét kết quả xếp hạng học sinh THPT năm 2024; Xét tuyển thẳng; Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Dưới đây là điểm chuẩn xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia của trường FPT:
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã có hơn 50 năm kinh nghiệm đào tạo và cung cấp cán bộ kỹ thuật chất lượng cao cho ngành CNTT. Trường có phương pháp đào tạo theo xu hướng hiện đại và thực tiễn giúp sinh viên hoàn thiện xuất sắc cả về trình độ chuyên môn lẫn kỹ năng xã hội khi ra trường.
Hiện nay, ĐHBK TP.HCM đang áp dụng 6 hình thức xét tuyển, trong đó trường sử dụng tới 90% cho phương thức xét tuyển tổng hợp. Các phương thức xét tuyển tại Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TPHCM bao gồm:
Sau đây là điểm xét tuyển các ngành trong lĩnh vực CNTT của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM:
Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin. Tại đây, sinh viên được tiếp cận những kiến thức tổng quát và chuyên sâu về máy tính, các ngôn ngữ lập trình, quy trình phát triển phần mềm nhằm ứng dụng vào nghiên cứu, phát triển và gia công phần mềm.
Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển các ngành/chuyên ngành CNTT năm 2024. Mời bạn xem ngay thông tin dưới đây:
Đại học Giao thông Vận tải (UTC)
Đại học Giao thông Vận tải đào tạo 3 ngành là Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin chất lượng cao và Khoa học máy tính. Trường là đối tác các một số công ty công nghệ lớn như Samsung SRV, Viettel Network, FPT Software, Nashtech,… nên đầu ra cho sinh viên luôn được đảm bảo. Trường Đại học giao thông vận tải năm 2024 tuyển 6.000 chỉ tiêu, trong đó tại Hà Nội: 4.500, tại Phân hiệu TP. HCM: 1.500.
Điểm chuẩn các ngành CNTT 2024 của trường đã được công bố:
Xem thêm việc làm IT hàng đầu hot nhất trên TopDev
Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường Nhật Bản
Những năm gần đây, thị trường lao động đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT mặc dù ngày càng tăng nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao thì vẫn còn khan hiếm.
Nhật Bản là một nước phát triển với trình độ kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, đến năm 2030, nước này sẽ hiếu hụt đến 789.000 kỹ sư CNTT. Như vậy, thị trường lao động Nhật Bản đang trở thành một thị trường rộng mở với các nước đang phát triển.
Là trường đại học (ĐH) top đầu trong nhóm các trường ĐH việt Nam về đào tạo ICT, bên cạnh đó, PTIT cũng là đối tác của nhiều trường ĐH, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản, việc mở chương trình đào tạo kỹ sư CNTT Việt Nhật là một hướng đi phù hợp trong tình hình hiện nay.
Sinh viên khi theo học chương trình sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng theo đúng quy định và chuẩn kỹ sư CNTT Nhật Bản ITSS. Sau khi tốt nghiệp, ngoài bằng Kỹ sư CNTT được Học viện cấp, sinh viên có trình độ tiếng Nhật tương đương N3, được PTIT hỗ trợ giới thiệu việc làm tại các DN Nhật tại Việt Nam và các DN tại Nhật Bản.
Điểm khác biệt trong Chương trình kỹ sư CNTT Việt Nhật của Học viện là hàm lượng các học phần tiếng Nhật khá cao, với 24 tín chỉ, được đào tạo bởi giảng viên từ có trình độ cao từ Học viện ngôn ngữ MEROS và các đối tác. Sinh viên sẽ được đào tạo cả 2 trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh và Tiếng Nhật.
Đặc biệt, trong quá trình học tập, sinh viên có thể chuyển tiếp sang học tập tại các trường đối tác của Học viện nếu đáp ứng được yêu cầu đưa ra từ phía các đơn vị. Hiện tại, một số trường đối tác của Học viện sẵn sàng tiếp nhận sinh viên của chương trình sang học tập tại Nhật Bản như các ĐH: Hosei, Hokkaido, Tsukuba.
PTIT cũng thông tin mức lương sau khi tốt nghiệp chương trình lên đến hơn 500 triệu đồng/năm. Ngoài ra, sinh viên gần như được cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp Chương trình Kỹ sư CNTT Việt - Nhật.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình, đạt trình độ tương đương chuẩn kỹ sư CNTT Nhật Bản ITSS sau khi tốt nghiệp; Có năng lực vượt qua các kỳ thi chứng chỉ IT Passport và IT FE. Đây là 2 chứng chỉ đạt chuẩn cơ bản kỹ sư CNTT của Nhật Bản. Sở hữu chứng chỉ này sẽ có rất nhiều ưu điểm giúp cho sinh viên có thể cộng điểm khi ứng tuyển vào các công ty CNTT đặc biệt là các công ty CNTT của Nhật, hay cộng điểm khi xin visa Kodo/visa vĩnh trú tại Nhật.
Chương trình đào tạo thực tế với học kỳ DN Nhật tại Việt Nam và Nhật Bản. Các DN sẽ đồng hành cùng các bạn sinh viên để làm các dự án (project), sản phẩm thực tế, giúp cho các bạn sinh viên có thể làm quen với môi trường DN đồng thời có các sản phẩm riêng biệt để làm tốt cho CV của mình về sau.
Sinh viên còn được tham gia chuỗi workshop cùng các chuyên gia công nghệ hàng đầu tại các DN Nhật Bản giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức chuyên ngành, đồng thời có thêm hiểu biết về thị trường CNTT tại Nhật Bản; Được tham gia các hoạt động ngoại khoá hàng năm, đặc biệt các hoạt động trao đổi văn hoá tại Nhật Bản.
Đào tạo ra một thế hệ kỹ sư CNTT toàn cầu
Trong thời điểm toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ ở khắp các lĩnh vực của xã hội, việc đào tạo sinh viên học tập chương trình kỹ sư CNTT Việt Nhật là một trong những định hướng phát triển lực lượng kỹ sư CNTT toàn cầu của PTIT.
Đội ngũ giảng viên tham gia thực hiện Chương trình kỹ sư CNTT Việt Nhật đều có trình độ thạc sĩ trở lên, tốt nghiệp ở các trường ĐH của các nước phát triển và đúng ngành giảng dạy. Đặc biệt, giảng viên dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành có trình độ Tiến sĩ, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư. Các giảng viên này đều có năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên; có phương pháp giảng dạy hiệu quả; áp dụng tốt CNTT trong giảng dạy và nghiên cứu.
Thông qua chương trình đào tạo kỹ sư CNTT Việt – Nhật, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về CNTT đặc biệt trong lĩnh vực phát triển phần mềm giúp tạo ra một thế hệ kỹ sư CNTT có khả năng đáp ứng hiệu quả với các thách thức và cơ hội trong ngành CNTT hiện đại đặc biệt cho thị trường lao động Nhật Bản nói riêng và trên thế giới nói chung.
Một số trường ĐH tại Việt Nam đã và đang đào tạo chương trình CNTT Việt – Nhật như Đại học Bách Khoa Hà Nội với Chương trình đào tạo cử nhân kỹ thuật CNTT Việt - Nhật HEDSPI; Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội với Cử nhân Khoa học và Kỹ thuật máy tính. Các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân.
PTIT mở ngành đào tạo kỹ sư công CNTT Việt Nhật với cam kết cung cấp nguồn nhận lực kỹ sư CNTT chất lượng cao là một điểm mới mẻ phù hợp với chiến lược phát triển Học viện giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030 nói riêng và hệ thống đào tạo của các trường ĐH tại Việt Nam nói chung. Đây là thách thức cũng là cơ hội của Học viện trong việc tiến tới đa dạng hóa các phương thức đào tạo và mở rộng hợp tác liên kết với các trường ĐH hàng đầu tại Nhật Bản nói riêng và định hướng các trường ĐH quốc tế nói chung.
Đối tượng tuyển sinh đầu vào của Chương trình là học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tham dự và trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hoá (khối A00) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A01); hoặc các phương án tuyển sinh riêng theo quy định của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông công bố.
Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4,5 năm, gồm 8 học kỳ, trong đó 7 học kỳ là học kỳ tích lũy kiến thức tại Học viện và 1 kỳ thực tập tại cơ sở thực tế và thực hiện đồ án tốt nghiệp. Khuyến khích sinh viên làm đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.
Các vị trí công việc sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp như chuyên gia: lập trình (ứng dụng web, ứng dụng di động, front-end, back-end, phần mềm nhúng…); kiểm thử phần mềm, phân tích nghiệp vụ, phân tích hệ thống, thiết kế hệ thống, quản lý dự án phần mềm; chuyên gia thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính; quản lý, điều hành trong lĩnh vực CNTT; an ninh mạng; phân tích dữ liệu; tư vấn bán hàng, chuyên viên tư vấn kỹ thuật và Kỹ sư cầu nối Việt - Nhật trong lĩnh vực CNTT./.