Việt Nam Trở Thành Đối Tác Chiến Lược Của Mỹ

Việt Nam Trở Thành Đối Tác Chiến Lược Của Mỹ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt tay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc gặp báo chí trước hội đàm ngày 7-10 - Ảnh: NGUYỄN HỒNG

Đưa quan hệ Việt Nam - Pháp ngày càng đi vào chiều sâu

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, tại hội đàm ngay sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Emmanuel Macron đã trao đổi toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ hợp tác song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Hai bên nhất trí nâng cấp tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Đặc biệt, hai nhà lãnh đạo đã cùng nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - Pháp lên Đối tác chiến lược toàn diện và thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, phù hợp với khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới.

Hai bên đánh giá hợp tác an ninh - quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng; nhất trí triển khai hiệu quả các văn bản thỏa thuận hợp tác đã ký, cũng như sớm tổ chức Đối thoại chiến lược an ninh - quốc phòng.

Hai nước sẽ phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo sĩ quan, chia sẻ kinh nghiệm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn an ninh khu vực và thế giới.

Lãnh đạo Việt Nam và Pháp chứng kiến lễ ký kết giữa Vietjet và hai tập đoàn Pháp cho hợp đồng cung cấp động cơ và dịch vụ bảo dưỡng động cơ cho 200 máy bay thân hẹp - Ảnh: TTXVN

Về kinh tế - thương mại, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các khoản vay ưu đãi, vay ODA cho Việt Nam, đồng thời khuyến khích các cơ quan doanh nghiệp hai nước tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Pháp sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA), ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam.

Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bên, đồng thời cho biết sẽ sớm đề nghị Quốc hội thông qua EVIPA.

Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới

Đoàn tàu Nhổn - ga Hà Nội chạy thử - Ảnh: TTXVN

Tổng thống Pháp cũng đánh giá cao cam kết của Việt Nam trong thực hiện Thỏa thuận đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và chuyển đổi xanh. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực có tiềm năng và Pháp có thế mạnh như cơ sở hạ tầng, hàng không vũ trụ, khoa học công nghệ, năng lượng tái tạo, năng lượng hydrogen...

Ghi nhận những kết quả hợp tác tích cực trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới như hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, hạ tầng giao thông sân bay.

Về lĩnh vực y tế, giáo dục, hai bên nhất trí đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp tục tạo điều kiện để sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập với nhiều học bổng hơn nữa. Khuyến khích người dân hai nước tham gia vào các sự kiện văn hóa lớn của mỗi nước.

Về hợp tác nông nghiệp, hai bên nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, hợp tác ba bên giữa Việt Nam, Pháp và các nước phương Nam nhằm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Về phần mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao vai trò tiên phong và dẫn dắt của Pháp trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác về phát triển các mô hình dựa vào hệ sinh thái, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các đô thị, vùng duyên hải ven biển, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sớm thăm Việt Nam. Nhà lãnh đạo Pháp vui vẻ nhận lời và sẽ thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp.

Ký kết nhiều văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chứng kiến lễ ký kết, trao văn kiện hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ngày 7-10 - Ảnh: NGUYỄN HỒNG

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Pháp từ ngày 3-10 (giờ địa phương) để tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 trong hai ngày 4 và 5-10. Nhà lãnh đạo Việt Nam sau đó bắt đầu các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Pháp từ ngày 6-10, theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Tại hội đàm ngày 7-10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh giá cao vai trò cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, coi đây là cầu nối quan trọng giữa hai nước. Ông khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Việt Nam sinh sống và làm việc tại Pháp.

Về hợp tác đa phương, hai bên cam kết tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như ASEM, khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, Pháp ngữ, Liên Hiệp Quốc.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh Pháp đánh giá cao quan điểm của Việt Nam về chấm dứt bạo lực, giảm leo thang căng thẳng và kêu gọi các bên giải quyết các xung đột ở Ukraine, Trung Đông… bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, nhiều văn kiện, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải, nội vụ... đã được các bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết.

Bước vào thập niên thứ hai sau khi thiết lập Đối tác chiến lược, Việt Nam và Pháp đang đứng trước cơ hội đưa quan hệ lên tầm cao mới với chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện là cụm từ chỉ quan hệ ngoại giao giữa hai nước với nhau. Quan hệ từ đối tác song phương, đối tác khu vực tới đối tác toàn diện, đối tác chiến lược. Cho tới năm 2013, mặc dù đã có tới 10 mối quan hệ đối tác chiến lược được thành lập trong vòng hơn 10 năm trước đó, nhưng các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa rõ ràng cho khái niệm này, đặc biệt là nội hàm của nó. Trong bài phỏng vấn của Báo điện tử Chính phủ năm 2015, ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao đã thống kê: Việt Nam có 5 đối tác chiến lược toàn diện, 15 đối tác chiến lược (tính cả bốn đối tác chiến lược toàn diện) và 12 đối tác toàn diện[1]. Theo thạc sĩ Lê Hồng Hiệp, một mối quan hệ nên được coi là "chiến lược" đối với Việt Nam chỉ khi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh, thịnh vượng, và vị thế quốc tế của Việt Nam. Trong ba khía cạnh này, hai khía cạnh an ninh và thịnh vượng phải là hai khía cạnh cốt yếu, còn khía cạnh cuối cùng chỉ mang ý nghĩa thứ yếu [2].

Tính tới năm 2024, hiện Việt Nam có: 9 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 19 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả 9 Đối tác Chiến lược Toàn diện) và 13 Đối tác Toàn diện[3]. Trong đó 8/10 nước cùng là thành viên CPTPP (không tính Việt Nam) với 1 nước là Đối tác chiến lược toàn diện, 5 nước nước là Đối tác chiến lược và 2 nước là Đối tác toàn diện; 2 nước còn lại chưa có quan hệ đối tác cao là Peru và Mexico. Với các nước khối ASEAN, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với toàn bộ 9/9 nước thành viên (không tính Việt Nam) với 1 nước Đối tác chiến lược toàn diện, 4 nước Đối tác chiến lược và 2 nước Đối tác toàn diện; 2 nước còn lại là Campuchia và Lào là Quan hệ đặc biệt. Với các nước trong nhóm G20, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với 16/20 thành viên với 8 thành viên Đối tác chiến lược toàn diện, 5 thành viên Đối tác chiến lược và 3 thành viên Đối tác toàn diện; 4 thành viên còn lại chưa có quan hệ đối tác cao là Mexico, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu.

Có một trường hợp đặc biệt khác trong các đối tác của Việt Nam là Hoa Kỳ, được nâng thẳng mức quan hệ từ Đối tác Toàn diện (xác lập năm 2013) lên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện (xác lập năm 2023), mà bỏ qua mức Đối tác Chiến lược.[4]

Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.[5]

Tới năm 2024 đã có 9 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Trung Quốc (2008); Nga (2012); Ấn Độ (2016); Hàn Quốc (2022); Hoa Kỳ (09/2023) và Nhật Bản (11/2023); Úc (03/2024), Pháp (10/2024) và Malaysia (11/2024). Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ:

Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 5 năm 2008 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí xây dựng "Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" trong thế kỷ 21 trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt"[6].

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí Thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội từ ngày 12-13/12/2023, hai bên đã ký Tuyên bố chung về việc "tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược"[7].

Ngày 1 tháng 3 năm 2001, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin – chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Nga kể từ khi Nga được thành lập năm 1991, 2 bên ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược. Đây được coi là nền tảng sự hợp tác của Việt Nam và Nga trong thế kỷ 21.[8] Nga cũng trở thành nước đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Ngày 20 tháng 11 năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 2 của Tổng thống Nga Putin, 2 bên ra tuyên bố về "quan hệ đối tác chiến lược và sự hợp tác toàn diện giữa 2 nước".

Ngày 27 tháng 7 năm 2012, trong chuyến đi thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2 bên ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt - Nga ghi nhận 2 nước "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện".

Tháng 7 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ và lãnh đạo 2 nước đã chính thức nâng quan hệ lên tầm quan hệ "đối tác chiến lược" với việc tăng cường hợp tác về chính trị theo hướng ngày càng gắn bó và tin cậy.[9]

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 2 - 3/9/2016, hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ song phương từ Đối tác chiến lược lên "Đối tác chiến lược toàn diện".[10]

Tháng 10 năm 2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và ông đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên thành "Đối tác hợp tác chiến lược".

Chiều ngày 5 tháng 12 năm 2022, ngay sau cuộc hội đàm tại Seoul giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ song phương từ Đối tác chiến lược lên "Đối tác chiến lược toàn diện" nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (22/12/1992 - 22/12/2022).[11]

Ngày 25 tháng 7 năm 2013 tại Nhà Trắng đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Hai nhà Lãnh đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Ngày 10 tháng 9 năm 2023, trong chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước từ ngày 10-11 tháng 9 năm 2023 của Tổng thống Joe Biden tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Thông cáo chung, chính thức nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác với một quốc gia từ mức Đối tác Toàn diện lên thẳng mức cao nhất Đối tác Chiến lược Toàn diện, bỏ qua mức Đối tác Chiến lược, chỉ trong vòng 10 năm (từ 2013 đến 2023).[4][12]

Tháng 10 năm 2006, nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản, hai bên thống nhất ra Tuyên bố chung về "Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á"[13].

Tháng 4 năm 2009, trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên chính thức thiết lập mối quan hệ "Đối tác Chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á"[14][15].

Ngày 18 tháng 03 năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō đã ký tuyên bố chung nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới thành "Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á" [16].

Trong chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 22-25/11/2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với người đồng cấp - Thủ tướng Kishida Fumio, hai bên đã đưa ra Tuyên bố chung tái khẳng định: nhất trí đưa quan hệ "Đối tác Chiến lược Sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản" phát triển lên tầm cao mới, ngày càng sâu sắc, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực.[17]

Nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản để tham dự Lễ kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, chiều ngày 27 tháng 11 năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Kishida Fumio đã công bố nâng cấp quan hệ hai nước lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới".[18]

Trong chuyến thăm Canberra của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 9/2009, Phó thủ tướng Úc Julia Gillard và Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã ký kết tuyên bố chung về mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước. Tuyên bố chung đặt ra 6 lĩnh vực hợp tác tương lai lớn bao gồm: quan hệ chính trị và trao đổi chính sách công; tăng trưởng kinh tế và thương mại; hỗ trợ phát triển và hợp tác kỹ thuật; quan hệ quốc phòng và an ninh; kết nối nhân dân hai nước; chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực.

Trong chuyến công du tới Úc từ 14 - 18/3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được tiếp đón theo nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ tại tòa Nhà Quốc hội Australia. Ngay sau đó, sáng ngày 15/3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước, nâng cấp quan hệ Việt - Úc từ Đối tác toàn diện năm 2009 lên cấp Đối tác chiến lược [19][20]. Hai nước cũng nhất trí tập trung hiện thực hóa ý định nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.[21]

Ngày 7 tháng 3 năm 2024, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Úc theo lời mời của Thủ tướng Anthony Albanese, hai bên đã thống nhất nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất Đối tác Chiến lược Toàn diện,[22] trở thành đối tác chiến lược toàn diện thứ 7 của Việt Nam.

Nhân chuyến thăm chính thức Pháp từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault đã ký "Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp"[23].

Nhân chuyến thăm chính thức Pháp từ ngày 06 đến ngày 07 tháng 10 năm 2024, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký "Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Toàn diện Việt Nam - Pháp" [24].

Vào tháng 4 năm 2004, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Việt Nam tới Malaysia, Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi đã cùng nhau ký kết một bản "Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia trong thế kỷ 21".[25]

Tới tháng 8 năm 2015, tại chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước lại tiếp tục ra tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai bên.[26]

Ngày 21 tháng 11 năm 2024, nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia theo lời mời của Thủ tướng Anwar Ibrahim, hai bên đã thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.[27]

Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự. Số lượng đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng.

Theo giáo sư Va-lê-ri Lót-xkin (Nga), "đối tác chiến lược" phải bao gồm những nội dung sau:

Đối với Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh.

Về hình thức, đối tác chiến lược có thể diễn ra linh hoạt (chính thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương, diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít...) và có tính mở vì không hướng tới một kết cục cụ thể.

Đối tác chiến lược trên thế giới:

Hiện nay Việt Nam có 19 nước là đối tác chiến lược (9 nước là đối tác chiến lược toàn diện) trong đó có 5 đối tác là các quốc gia chủ chốt trong ASEAN, gồm: Nga (2001); Ấn Độ (2007); Trung Quốc (2008); Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009); Anh (2010); Đức (2011); Italy (1/2013), Thái Lan (6/2013), Indonesia (6/2013), Singapore (9/2013), Pháp (9/2013); Malaysia và Philippines (2015); Úc (2018); New Zealand (2020); Hoa Kỳ (9/2023) và Brasil (11/2024).

Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ, và không liệt kê lại các nước quan hệ Đối tác chiến lược ở phần trên.

Trong chuyến thăm Tây Ban Nha của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 12 năm 2009, hai bên đã thiết lập quan hệ "Đối tác chiến lược hướng tới tương lai", khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.[28]

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen từ ngày 8 - 12/9/2010, chiều 8/9 (rạng sáng giờ Hà Nội), tại thủ đô Luân Đôn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague. Ngay sau hội đàm, hai bên đã ký Tuyên bố chung chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - Anh lên đối tác chiến lược, tạo khuôn khổ phát triển quan hệ song phương một cách toàn diện.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel (tháng 10/2011), Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược, trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.

Đáng lưu ý, sau vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Đức đã đình chỉ quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam vào năm 2018[29]. Tuy nhiên, từ năm 2019, hai bên đã có những động thái nối lại quan hệ Đối tác Chiến lược với nhau, và đỉnh điểm là chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier tới từ ngày 23-24/01/2024[30]. Trong chuyến thăm này, hai bên cũng tiếp tục ký kết Kế hoạch hành động thực hiện Đối tác chiến lược cho hai năm 2023-2024[31].

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ý từ ngày 20 - 22/1/2013 của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ý.

Tháng 6 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Thái Lan từ ngày 25 - 27/6/2013. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan, Thái Lan - Việt Nam với 5 trụ cột chính: quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng và an ninh, hợp tác kinh tế, hợp tác xã hội văn hóa, hợp tác khu vực và quốc tế[32].

Tháng 6 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Indonesia theo lời mời của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono từ ngày 27-28/6/2013. Sau hội đàm 2 bên đã nhất trí nâng cấp trở thành quan hệ Đối tác Chiến lược.

Trong cuộc hội kiến với Tổng thống Indonesia Joko Widodo chiều 4/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước tăng cường trao đổi tiếp xúc cấp cao, phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác song phương và phối hợp triển khai tốt các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết, nhằm tạo động lực đưa quan hệ hai nước hướng tới là Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.[33]

Tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-13/9/2013. Trong cuộc hội đàm ngày 11 tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đề cập 5 trụ cột hợp tác.

Năm 2023, lãnh đạo của hai nước đã nhất trí xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.[34]

Nhân chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo cấp cao APEC lần thứ 23 và nhận lời mời của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Philippines từ ngày 17 - 19/11/2015. Ngày 17/11/2015 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Benigno Aquino đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines[35].

Tháng 9 năm 2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức New Zealand. Lãnh đạo cấp cao 2 nước đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện.

Tại Hội đàm Cấp cao trực tuyến sáng ngày 22 tháng 7 năm 2020 nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - New Zealand (1975-2020) diễn ra giữa chính phủ hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Jacinda Ardern đều nhất trí tuyên bố: chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên thành Đối tác Chiến lược[36].

Nhân chuyến thăm Nam Mỹ tháng 5 năm 2007, ngày 27/5 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Ngày 29/5, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã hội kiến với Tổng thống Lula da Silva, sau đó lãnh đạo hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành Đối tác toàn diện.[37]

Ngày 17 tháng 11 năm 2024, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.[38]

Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai.

Tới 2024, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia: Nam Phi (2004); Chile và Venezuela (2007); Argentina (2010); Ukraine (2011); Đan Mạch (2013); Myanmar và Canada (2017); Hungary (2018); Brunei và Hà Lan (2019); Mông Cổ (09/2024) và UAE (10/2024). Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ.

Từ ngày 22 - 25 tháng 11 năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Nam Phi trong chuyến thăm 3 nước An-giê-ri, Maroc, Nam Phi. Nhân dịp này, hai bên đã ký "Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển", "Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật", "Thoả thuận thành lập ủy ban thương mại hỗn hợp" và "Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp".[39]

Trong thời gian từ ngày 25 đến ngày 27/5/2007, nhận lời mời của Tổng thống Michelle Bachelet Jeri, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm Chile, hai bên đã ra Tuyên bố chung cấp cao xác định khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện.[40]

Trong chuyến thăm Venezuela của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5 năm 2007. Ngày 30/5, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến Venezuela. Sau cuộc hội kiến với Tổng thống Hugo Chavez ngày 1/6/2007, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện.[41]

Ngày 16 tháng 4 năm 2010, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Cung Tổng thống La Rosada ở Thủ đô Buenos Aires, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner.Họp báo sau hội đàm 2 bên đã nhất trí nâng cấp lên thành đối tác toàn diện.[42]

Tháng 3 năm 2011, Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych thăm cấp nhà nước Việt Nam, trong chuyến thăm hai bên nhất trí về triển vọng to lớn phát triển quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – Ukraine.[43]

Ngày 19 tháng 9 năm 2013 tại Copenhagen, Đan Mạch. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nâng quan hệ hai nước từ Đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực thành quan hệ Đối tác toàn diện.[44]

Ngày 24 tháng 8 năm 2017 tại Naypyidaw, Myanmar, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp thân mật với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw. Sau cuộc gặp hai nhà lãnh đạo đã tiến hành hội đàm, trong đó hai bên nhất trí thiết lập khuôn khổ "Quan hệ Đối tác, hợp tác toàn diện" giữa nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Liên bang Myanmar.[45]

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Canada Justin Trudeau từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 11 năm 2017 nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, vào ngày 8 tháng 11, hai bên đã ra tuyên bố "thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện".[46]

Ngày 10 tháng 9 năm 2018, tại Budapest, Hungary, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Hungary Orbán Viktor nhất trí nâng khuôn khổ quan hệ hai nước lên "Đối tác toàn diện".[47]

Ngày 27 tháng 3 năm 2019, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Sultan (Quốc vương) Brunei Hassanal Bolkiah, trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa hai bên lên mức Đối tác toàn diện.[48][49]

Ngày 9 tháng 4 năm 2019 trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte theo lời mời của phía Việt Nam. Sau cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo đồng cấp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Mark Rutte, hai bên đã đưa ra thông báo nhất trí xây dựng quan hệ Đối tác toàn diện với mong muốn đưa hợp tác giữa hai nước phát triển sâu rộng hơn.[50][51]

Trước đó, Việt Nam và Hà Lan đã xây dựng mối quan hệ Đối tác chiến lược ở 2 lĩnh vực: thích ứng với biến đổi khí hậu & quản lý nước và về nông nghiệp bền vững & an ninh lương thực.

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh từ ngày 30/9 - 1/10, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện nhằm định hướng cho sự hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện.[52]

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới UAE theo lời mời của Tổng thống Mohamed bin Zayed Al Nahyan, hai bên nhất trí 6 trọng tâm ưu tiên hợp tác giữa hai nước, đồng thời thống nhất nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện. Qua đó cũng đánh dấu UAE trở thành Đối tác Toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.[53]

Đối tác chiến lược lĩnh vực là sự hợp tác trong một lĩnh vực nào đó mà cả hai nước đều có sự tin cậy lẫn nhau. Nhưng sự hợp tác ấy chỉ trong lĩnh vực ấy không sang các ngành và chuyên môn khác.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 8 tại Brussels, Bỉ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hà Lan Balkenende ngày 4 tháng 10 năm 2010 đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược trong Quản lý Nước và Ứng phó với Biến đổi khí hậu, đưa quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này lên tầm cao nhất.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Mark Rutte ngày 16 tháng 6 năm 2014, Việt Nam và Hà Lan chính thức thiết lập thêm cơ chế Đối tác chiến lược về Nông nghiệp và An ninh lương thực.

Vào tháng 4 năm 2019, trong chuyến thăm của Thủ tướng Mark Rutte đến Việt Nam, hai bên đã nhất trí nâng quan hệ hai nước lên thành Đối tác toàn diện.[50]

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Frederik, từ ngày 27/11 - 1/12/2011, tại buổi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã ký Tuyên bố chung Việt Nam – Đan Mạch về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực biến đối khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưởng xanh.

Tại chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 9 năm 2013, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nâng quan hệ hai nước từ Đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực thành quan hệ Đối tác toàn diện.

Quan hệ đặc biệt là mối quan hệ đồng minh chiến lược theo ý thức hệ, đồng thời là đối tác chiến lược toàn diện trên tất cả lĩnh vực.

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư luôn là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Singapore. Theo số liệu Thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore; trong đó Việt Nam đang nguồn cung hàng hóa lớn thứ 10 tại châu Á của Singapore và là nguồn cung lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á của quốc gia này.

Đáng chú ý, Việt Nam và Singapore đều là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, điển hình như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) … nhờ đó hai nước có thêm nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường của nhau cũng như tìm kiếm thông tin, mở rộng các tệp khách hàng. Thời gian qua, Việt Nam và Singapore luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thúc đẩy toàn diện và sâu sắc mọi nội dung của các FTA thế hệ mới, đồng thời nỗ lực tận dụng hiệu quả những lợi ích mà các FTA mang lại đối với các doanh nghiệp. Nhận thức được tính bổ trợ của hai nền kinh tế, Việt Nam và Singapore đã và đang thúc đẩy các FTA cùng tham gia, từ đó tăng cường hợp tác, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của mỗi nước cũng như của khu vực.

Tốp 10 nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 (Việt Nam xếp thứ 09) ĐVT: % Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC

Trong những năm qua, Singapore luôn nằm trong tốp những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Các dự án đầu tư của Singapore có mặt tại 51/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, điển hình như thành phố Hồ Chí Minh với 1.635 dự án, thành phố Hà Nội với 493 dự án, tỉnh Bắc Ninh với 93 dự án … Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, Singapore có 3.806 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 81,13 tỷ USD. Trong đó, Singapore đầu tư vào 18 ngành, tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa …

Số liệu từ Trading Economics cho thấy, nền kinh tế Singapore tăng trưởng mạnh mẽ 5,4% so với cùng kỳ năm trước trong quý III/2024, cao hơn so với ước tính sơ bộ trước đó và vượt qua mức kỳ vọng của thị trường. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Singapore đã giảm xuống 1,4% vào tháng 10/2024 từ mức 2% trong tháng trước, thấp hơn kỳ vọng của thị trường - đây cũng là mức lạm phát thấp nhất kể từ tháng 03/2021. Cũng theo Bảng xếp hạng mức độ cạnh tranh kinh tế của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) công bố vào ngày 18/6, Singapore đã lấy lại vị trí dẫn đầu là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới năm 2024, vượt qua các nền kinh tế khác như Thụy Sĩ và Đan Mạch.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Singapore đạt 9,01 tỷ USD, giảm nhẹ 1,64% so với năm 2022; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,29 tỷ USD, giảm 0,55% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 4,71 tỷ USD, giảm 2,61%.

Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam –  Singapore trong giai đoạn 2019 – 2023 và tốc độ tăng trưởng so với năm liền trước

Trong giai đoạn 2019 – 2023, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Singapore tiếp tục ghi nhận đà tăng trưởng đều đặn. Ba nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore gồm Nhóm máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại; lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Singapore chủ yếu là các mặt hàng như điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại; nhóm xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ; Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn …

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore trong giai đoạn 2013 – 2023 Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2016 là năm ghi nhận kim ngạch xuất khẩu sang Singapore thấp nhất trong giai đoạn 10 năm, với trị giá 2,42 tỷ USD, trong khi đó năm 2022 là năm có kim ngạch xuất khẩu giữ vị trí cao nhất, với trị giá 4,32 tỷ USD, tăng nhẹ 0,55% so với năm 2023 và tăng rất mạnh 78,35% so với năm 2016; tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2013 – 2023 đạt 6,58%. Xuất khẩu hàng hóa sang Singapore trong những năm qua có nhiều khởi sắc tích cực khi hai nước trở thành thành viên của các FTA thế hệ mới, được hưởng các ưu đãi thuế quan và cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau. Bên cạnh đó, triển vọng kinh tế của Singapore được hỗ trợ bởi một số yếu tố, đặc biệt là nhu cầu tăng mạnh về các sản phẩm điện tử cao cấp (như chip liên quan đến AI), dự kiến sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của ngành sản xuất điện tử, điều này cũng tạo cơ hội cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ được xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường này.

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore đạt 433,10 triệu USD, tăng 11,71% so với tháng trước đó và tăng đáng kể 32,49% so với tháng cùng kỳ năm 2023; tính riêng 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này ghi nhận mức tăng so với 10 tháng năm 2023 là 26,68%, đạt 4,35 tỷ USD. Trong đó, ba mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm tỷ trọng 20,07%); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (chiếm tỷ trọng 16,55%) và Phương tiện vận tải và phụ tùng (chiếm tỷ trọng 15,03%).

Trong đó, các mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng rất mạnh so với 10 tháng đầu năm 2023, gồm: Phương tiện vận tải và phụ tùng; Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh; Dầu thô; Sản phẩm từ cao su; với mức tăng lần lượt là 103,92%; 81,37%; 180,64% và 56,18%. Ngược lại, một số mặt hàng ghi nhận mức giảm đáng kể so với 10 tháng đầu năm 2023 gồm Sắt thép các loại; Sản phẩm từ sắt thép; Giấy và các sản phẩm từ giấy với mức giảm lần lượt là 29,97%; 32,24% và 30,89%.

Đáng chú ý, trong năm 2024, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang thị trường này. Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore đối với 3 nhóm gạo là: gạo tẻ trắng (chiếm 48,62%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 69,43%) và gạo nếp (78,05%). Sản phẩm gạo Việt Nam không chỉ được tiêu thụ tại thị trường Singapore mà còn được các doanh nghiệp Singapore xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới; vì vậy các doanh nghiệp cần lưu ý vai trò địa bàn trung chuyển quan trọng của Singapore, chứ không chỉ là địa bàn gần 6 triệu dân của quốc gia này.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang Singapore trong tháng 10/2024 và 10 tháng đầu năm 2024

Trong tháng 10/2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Singapore đạt 545,78 triệu USD, tăng mạnh 42,94% so với tháng trước đó và tăng 49,86% so với tháng cùng kỳ năm 2023; tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này ghi nhận mức tăng là 7,33% so với 10 tháng đầu năm 2023, đạt 4,29 tỷ USD. Trong đó, ba mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch cao nhất là Xăng dầu các loại (chiếm tỷ trọng 40,47%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm tỷ trọng 10,02%) và Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh (chiếm tỷ trọng 7,99%).

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam từ Singapore trong tháng 10/2024 và 10 tháng đầu năm 2024

Trong năm 2024, công tác kết nối, xúc tiến thương mại vào thị trường Singapore luôn được các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp chú trọng:

Tháng 12/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam có chuyến thăm chính thức Singapore từ ngày 1-3/12.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng. Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, lãnh đạo hai nước khẳng định quan hệ Việt Nam - Singapore không ngừng phát triển, đạt nhiều dấu mốc quan trọng trên tất cả các lĩnh vực; nhất trí thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Với nền tảng vững chắc về hợp tác kinh tế song phương, hai bên khẳng định quyết tâm thúc đẩy hơn nữa trụ cột hợp tác quan trọng này, thông qua tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý những vấn đề mới trong phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy đầu tư trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi nước, tạo đột phá trong các lĩnh vực tăng trưởng mới như logistics xanh, xây dựng trung tâm dữ liệu, sản xuất chip bán dẫn, năng lượng sạch, tín chỉ carbon, an ninh lương thực, tài chính xanh…

Để thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng nhất trí cần tiếp tục triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước, góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore ngày càng phát triển và sớm nâng lên một tầm cao mới; tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của mỗi nước về hoàn thiện thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; triển khai các hoạt động hợp tác giữa các ủy ban, cơ quan của Quốc hội, giữa các nghị sĩ hai nước, trong đó có nghị sĩ trẻ, nữ nghị sĩ...

Hoạt động xúc tiến thương mại trong một số lĩnh vực:

Lĩnh vực thủy sản: Ngày 04/9/2024, tại Mariba Bay Sands Singapore, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã phối hợp với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội các ngành công nghiệp thủy sản Singapore (SIAS), Vụ thị trường Châu Á – Châu Phi (AAMD), Bộ Công Thương tổ chức chương trình xúc tiến thương mại ngành hành thủy sản Việt Nam tại Singapore. Tại gian hàng chính của Việt Nam đã diễn ra Lễ cắt băng khai mạc gian hàng Việt Nam với sự tham gia của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Singapore.

Đây là hoạt động triển khai cụ thể hóa Chương trình ngoại giao kinh tế năm 2024 nhằm thúc đẩy hiệu quả cao, xúc tiến đầu tư công nghiệp vào Việt Nam, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore,… tại địa bàn; góp phần cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TW, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ các động lực phát triển kinh tế - xã hội trong nước,…cụ thể hóa các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công Thương, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tại hội chợ triển lãm SEAFOOD EXPO ASIA 2024 lần này có sự tham gia của 15 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 360 doanh nghiệp tham gia. Việt Nam có 16 doanh nghiệp thủy sản từ Việt Nam sang tham gia gian hàng. Dự kiến Hội chợ triển lãm sẽ thu hút khoảng 9.000 đối tác thăm quan.

Lĩnh vực thương mại xuyên biên giới: Tháng 6/2024, tại trụ sở Shopee Singapore đã diễn ra Hội nghị xúc tiến Thương mại điện tử và Thanh toán điện tử xuyên biên giới Việt Nam - Singapore 2024, do Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tổ chức. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả hai nước đang tích cực thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số. Thông qua hợp tác, Việt Nam và Singapore có thể tận dụng các thế mạnh tương ứng và tạo ra hệ sinh thái sản xuất năng động và liên kết với nhau, qua đó thúc đẩy đổi mới, phát triển cơ sở hạ tầng và bảo mật thương mại điện tử chung, thúc đẩy phát triển kỹ năng và tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới. Hội nghị cũng được coi là chất xúc tác cho sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Singapore và Việt Nam, giúp hai bên cùng khai thác toàn bộ tiềm năng của thương mại điện tử xuyên biên giới và thanh toán điện tử cho các lĩnh vực sản xuất.

Để duy trì hoạt động xuất khẩu sang thị trường Singapore, doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ thông tin thị trường, nắm bắt những thay đổi của thị trường nhập khẩu để xây dựng chiến lược xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hình thức của sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn cao của thị trường Singapore.

Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga: Tiếp nối truyền thống, vững bước tương lai

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga xin trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Liên bang Nga (30/1/1950-30/1/2020).

70 năm về trước, ngày 30/01/1950, Liên Xô trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ của Liên Xô đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tình cảm đặc biệt giữa hai dân tộc đã được đặt nền móng trước đó gần ba thập kỷ, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến nước Nga Xô Viết, tìm ra con đường giải phóng Việt Nam khỏi ách thực dân phong kiến. Từ đó, nhân dân Việt Nam và Nga, tuy xa cách về địa lý, nhưng thật gần gũi về tâm hồn và lòng yêu nước nồng nàn, đã luôn đồng hành, cùng nhau vượt qua vô vàn khó khăn và thử thách, hun đúc nên tình hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai dân tộc ngày hôm nay.

Bác Hồ trao Huân chương Lao động cho nhà du hành vũ trụ G. Titov 21.1.1962

Chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ quốc tế cộng sản, những người con ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống khi bảo vệ Moscow khỏi phát-xít Đức vào những ngày tháng khốc liệt nhất mùa Đông năm 1941, cũng như sẽ luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình mà nhân dân Liên Xô đã dành cho Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Không chỉ ủng hộ về tinh thần và vật chất, nhiều chuyên gia Liên Xô, chuyên gia Nga, xuất phát từ "mệnh lệnh trái tim" đã không quản gian nan và hiểm nguy, sang giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong những năm tháng cam go nhất của cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, cũng như giữ vững chủ quyền biên giới của Đất nước những năm sau đó.

Công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam cũng mang dấu ấn đậm nét của tình hữu nghị hai nước. Với sự hỗ trợ to lớn của Liên Xô về cả nhân lực và vật lực, chỉ trong thời gian ngắn Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã xây dựng, phát triển nhiều ngành kinh tế hiện đại như thủy điện, dầu khí, công nghiệp…, với các công trình quy mô đã và đang phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay của Việt Nam (như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Cầu Thăng Long và nhiều công trình khác). Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo hàng chục ngàn cán bộ, nhiều người trong số đó đã trở thành các lãnh đạo chủ chốt, chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực.

Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống đó là tài sản vô giá, là nền móng vững chắc cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong giai đoạn hiện nay.

Quan hệ Việt Nam - LB Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ. Sau một thời gian bị gián đoạn trước những biến động tại Liên Xô và Nga đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, bằng quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ Việt - Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ, tiếp nối xứng đáng truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc.

TBT Nguyễn Phú Trọng và TTh Putin tại Sochi (tháng 9 năm 2018)

Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga, năm 1994 hai nước đã ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, trong đó khẳng định quan hệ hữu nghị giữa hai nước được xây dựng trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi dựa trên luật pháp quốc tế. Đây là tiền đề cho việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước năm 2001, đưa Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có khuôn khổ Đối tác chiến lược với Việt Nam, tạo nền tảng hợp tác Việt - Nga trong thế kỷ 21. Tiếp đó, với mong muốn đưa quan hệ Việt - Nga ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, khuôn khổ quan hệ cao nhất của Việt Nam vào năm 2012, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước.

Trong khuôn khổ quan hệ đó, hợp tác Việt - Nga đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Với nền tảng là tình cảm tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ chính trị Việt - Nga có độ tin cậy cao, với trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, trong đó có cấp cao, diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác toàn diện giữa hai nước. Nhiều cơ chế phối hợp đã được xác lập và hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực từ ngoại giao, an ninh, quốc phòng đến kinh tế, thương mại, đầu tư và khoa học, giáo dục, giao lưu nhân dân.

Hợp tác kinh tế Việt - Nga có bước phát triển đáng kể. Kim ngạch thương mại song phương từ mức xấp xỉ nửa tỷ USD năm 2001 đã tăng lên hơn 4,5 tỷ USD năm 2018, với cơ cấu trao đổi hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Năm 2015, Việt Nam cũng đã trở thành quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu, mà Nga là thành viên chủ chốt, thể hiện tính chất ưu tiên đặc biệt trong hợp tác giữa hai nước. Hợp tác đầu tư cũng tiếp tục được mở rộng, với nhiều dự án quy mô, hiện đại được triển khai tại cả hai nước, như dự án nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn TH-True Milk tại Nga.

Dầu khí tiếp tục là một trong những trụ cột chính của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga. Bên cạnh Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, nhiều tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga như Gazprom, Rosneft và Zarubezhneft không ngừng mở rộng, tham gia vào nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí mới tại thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tại nhiều khu vực xa bờ, mang lại lợi ích chung cho cả hai nước. Tại Nga, Liên doanh Dầu khí Rusvietpetro đã bắt đầu khai thác dầu khí tại Khu tự trị Nenets từ năm 2010, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phó TTg, BTNG Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nga Lavrov ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2019-2020 vào tháng 3 năm 2018 tại Hà Nội

Hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và kỹ thuật quân sự tiếp tục được coi trọng tăng cường, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới. Hợp tác nhân văn được mở rộng, góp phần tăng cường hiểu biết và hữu nghị giữa hai dân tộc. Về giáo dục - đào tạo, Nga đã tăng số học bổng cấp cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam lên khoảng 1.000 suất/năm. Giao lưu văn hóa được mở rộng, với ngày càng nhiều người dân Việt Nam và Nga quan tâm, tìm hiểu về nền văn hóa của mỗi nước. Hiện Nga đã vươn lên trở thành thị trường du lịch lớn nhất tại châu Âu của Việt Nam, với hơn 600 ngàn lượt khách Nga thăm Việt Nam năm 2018. Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Nga luôn hướng về quê hương và gắn bó với Nga như quê hương thứ hai của mình, tạo thành một sợi dây bền chặt gắn kết hai đất nước, hai dân tộc.

Những kết quả tích cực trên chính là tiền đề để đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, vì lợi ích chung của hai dân tộc.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức, cả truyền thống và phi truyền thống, việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, cũng như đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở đó, với mong muốn gìn giữ và phát huy tình cảm tốt đẹp giữa hai dân tộc, Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Nga luôn khẳng định quyết tâm củng cố hơn nữa quan hệ Việt - Nga, được cụ thể hóa bằng nhiều phương hướng và thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực. Hai nước tiếp tục coi nhau là đối tác ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, cùng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Về kinh tế, hai bên nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, tiếp tục tháo gỡ các rào cản phi thuế quan trong thương mại song phương, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực triển vọng như năng lượng, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Hai nước cũng ủng hộ và khuyến khích mở rộng hợp tác tại các dự án thăm dò và khai thác dầu khí mới trên thềm lục địa Việt Nam và lãnh thổ Nga phù hợp với luật pháp quốc tế. Ngoài ra, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và kỹ thuật quân sự, cũng như đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhân văn, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ.

Một trong những bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa những phương hướng hợp tác nêu trên là quyết định tổ chức Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam trong năm 2019 - 2020 nhân kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020) với nhiều hoạt động phong phú và thiết thực, nhằm thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước cũng như để các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Nga.

Nhìn lại chặng đường 70 năm đã qua và tự hào với những thành quả to lớn đã đạt được, cũng như với quyết tâm và nỗ lực của Lãnh đạo và nhân dân hai nước, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga sẽ tiếp túc được củng cố và phát triển, vượt qua mọi thách thức và khó khăn, xứng đáng với truyền thống hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, hợp tác, phồn vinh và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Nhà thuốc Thuận Thảo là địa chỉ nhà thuốc uy tín tại Huế được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Cùng với đội ngũ dược sĩ tư vấn nhiệt tình, bán thuốc đúng giá, Thuận Thảo đã được nhiều người dân tin tưởng yêu mến. Với hàng trăm sản phẩm được giới thiệu trên website và hàng ngàn sản phẩm khác được bán trực tiếp tại nhà thuốc, Nhà thuốc Thuận Thảo đảm bảo cung cấp đầy đủ các mặt hàng dược phẩm như: Các loại thuốc (thuốc nội và thuốc ngoại nhập); Thực phẩm chức năng: đa số được nhập khẩu từ nước ngoài; Dụng cụ Y Khoa; Sữa dinh dưỡng;Mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm,…

Nhà thuốc Thuận Thảo luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả cạnh tranh, có chứng từ hợp pháp. Nguyên tắc: không bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chữ tín quý hơn vàng. Tất cả vì quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Cuối năm 2023, Hệ thống nhà thuốc Thuận Thảo đã trở thành đối tác chiến lược của Tâm Quốc Tế đưa các sản phẩm chất lượng đến gần hơn với người tiêu dùng tại khu vực Huế.

Quý khách hàng có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp hệ thống cửa hàng nhà thuốc của Thuận Thảo để tìm mua các sản phẩm uy tín từ Tâm Quốc Tế!

📍 Thuận Thảo 1: 2A Trần Cao Vân📍 Thuận Thảo 2: 205 Phan Đình Phùng📍 Thuận Thảo 3: 04-06 Tố Hữu📍 Thuận Thảo 5: 112A – KTT Đống Đa📍 Thuận Thảo 6: 34 Ngô Quyền📍 Thuận Thảo 9: 78 Ngô Quyền📍 Thuận Thảo 10: 142 Mai Thúc Loan📍 Thuận Thảo 12: Lô A2 – Chung cư Xuân Phú, Hoàng Lanh📍 Văn phòng CTY: 04-06 Tố HữuXem thêm các chi nhánh khác tại https://duocthuanthao.com/

Call-Zalo-Viber ☎️ 0522757575 – 0703656656 – 0945492255 – 0846282656 – 02343828656

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/NhaThuocThuanThao.TPHue/

Website: http://duocthuanthao.com/