Thuế Nhập Khẩu Hàng Phi Mậu Dịch

Thuế Nhập Khẩu Hàng Phi Mậu Dịch

EXTENDMAX – Xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch là một trong những hoạt động phổ biến, đặc biệt đối với các cá nhân và tổ chức thực hiện trao đổi hàng hóa không vì mục đích thương mại. Mặc dù chính sách áp dụng đối với hàng phi mậu dịch dễ thở hơn nhiều so với hàng thương mại, nhiều công ty nhập khẩu vẫn gặp các vướng mắc về giá, về chính sách chuyên ngành, về nhãn mác hàng hóa hay thuế nhập khẩu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của hàng phi mậu dịch và các chính sách chuyên ngành áp dụng. ExtendMax cũng chia sẻ 6 bí mật hữu ích mà chúng tôi đã áp dụng để xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch rất thuận lợi trong nhiều năm qua.

Hàng phi mậu dịch thiếu tem nhãn mác có bị phạt không?

Việc quản lý và xử phạt về tem nhãn hàng hóa được áp dụng theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP). Theo đó, phạm vi áp dụng được quy định như sau: “Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

Như đã phân tích ở trên, hàng phi mậu dịch về mặt bản chất chỉ là “sản phẩm”, do vậy hàng phi mậu dịch nằm ngoài phạm vi áp dụng của các các nghị định nêu trên (áp dụng đối với “hàng hóa”). Tuy nhiên, để phục vụ mục đích định danh hàng hóa và tính thuế nhập khẩu, thuế VAT cũng như kiểm tra chuyên ngành, bạn vẫn nên đảm bảo hàng phi mậu dịch có đầy đủ nhãn mác bao gồm các nội dung cần thiết.

Hàng phi mậu dịch có phải là “hàng hóa” không?

Để xác định hàng phi mậu dịch có phải là hàng hóa hay không chúng ta cần căn cứ theo các định nghĩa của pháp luật. Điều này rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định liên quan đến các chính sách áp dụng đối với hàng phi mậu dịch xuất nhập khẩu.

Điều 3 của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 định nghĩa:

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.

2. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.”

Hàng phi mậu dịch được xuất nhập khẩu không thông qua “trao đổi, mua bán, tiếp thị”. Do vậy, theo định nghĩa của Luật Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12, hàng phi mậu dịch không phải là “hàng hóa” mà chỉ là “sản phẩm”.

Do “hàng phi mậu dịch” là một thuật ngữ được ngành logistics thường xuyên sử dụng, ExtendMax vẫn tiếp tục sử dụng thuật ngữ “hàng phi mậu dịch” trong bài viết này. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì các bạn lưu ý “hàng phi mậu dịch” không phải là hàng hóa và không thuộc phạm vi của các chính sách áp dụng đối “hàng hóa”.

Có được nhập khẩu ủy thác hàng phi mậu dịch không?

Như đã phân tích ở trên, hàng phi mậu dịch vẫn thuộc diện phải kiểm tra chất lượng nhà nước, vẫn thuộc diện phải xin giấy phép chuyên ngành. Do vậy, nhiều doanh nghiệp phát sinh nhu cầu ủy thác nhập khẩu khi được nhận hàng phi mậu dịch từ công ty mẹ là các sản phẩm công nghệ thông tin thuộc diện phải chứng nhận hợp quy hoặc xin giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự, giấy phép nhập khẩu an toàn thông tin mạng. Căn cứ theo theo quy định hiện hành, không có văn bản pháp quy nào hạn chế việc nhập khẩu ủy thác hàng phi mậu dịch. Do vậy, việc nhập khẩu ủy thác đối với hàng phi mậu dịch được thực hiện bình thường.

Trên thực tế ExtendMax đã từng mở nhiều tờ khai nhập khẩu ủy thác với loại hình H11 cho nhiều khách hàng khác nhau.

Hàng phi mậu dịch có phải kiểm tra chuyên ngành không?

Căn cứ theo Khoản 7, Điều 3 của Nghị định số 132/2012/NĐ-CP (sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 132/2022/NĐ-CP), thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước được miễn áp dụng đối với “các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quyết định của Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực”.

Ngày 14/11/2022 Bộ Tài chính có công văn số 11827/BTC-TCHQ gửi một số Bộ chủ quản về việc triển khai quy định miễn KTCL đối với hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh tại Nghị định số 13/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên theo ghi nhận của ExtendMax chúng tôi đến thời điểm này vẫn chưa có Bộ nào ban hành Quyết định về danh mục các loại hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) được miễn kiểm tra chuyên ngành. Điều này có nghĩa là hàng phi mậu dịch vẫn phải làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành như hàng hóa thông thường (cho tới khi có các danh mục được miễn kiểm tra nhà nước).

Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt mà hàng phi mậu dịch được miễn thủ tục kiểm tra chuyên ngành (theo Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản thủ tục hải quan) khi có giá trị từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) trở xuống. Để được miễn thủ tục kiểm tra nhà nước, bạn cần cung cấp bằng chứng về giá sản phẩm để mở tờ khai giá trị nhỏ (tờ khai MIC) cho lô hàng.

Xác định tên hàng nhập khẩu, mã số hàng hóa và mức thuế

Bạn phải kiểm tra và đảm bảo tên hàng nhập khẩu, mã số hàng hóa và mức thuế trên tờ khai hải quan. Nó phải trùng khớp với số liệu nằm trên chứng trong hồ sơ hải quan.

Xem thêm: Thông tin thủ tục nhập khẩu motor điện mới nhất 2022

Hàng hóa được khai rõ ràng, đầy đủ, không sai lệch về tên hàng. Khi đó cơ quan hải quan sẽ chấp nhận nội dung đã khai của người khai hải quan.

Khi đủ căn cứ để xác định hàng hóa không trùng khớp như chứng từ nộp cho hải quan. Khi đó bạn phải bổ sung lại theo quy định tại Điều 20 thuộc Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Nếu bạn không khai bổ sung thì cơ quan hải quan sẽ xác định thuế cho hàng hóa của bạn. Ngoài ra, bạn sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bạn sẽ được yêu cầu bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

Theo quy định thì bạn và cơ quan hải quan sẽ cùng nhau lấy mẫu để phân tích, giám định. Khi lô hàng xuất, nhập khẩu của bạn được thông quan. Lúc này hải quan sẽ tiếp tục sử dụng kết quả phân tích, giám định của lô hàng này. Sau đó tiến hành thủ tục hải quan cho các lô hàng tiếp theo với điều kiện lô hàng sau cùng tên hàng, mã số hàng hóa, cùng nơi sản xuất với lô hàng đã được xác định.

Xem thêm: Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói-Không phát sinh ngoài báo giá

Thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch cũng giống như thủ tục của những hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng thuộc hàng phi mậu dịch sẽ không cần kiểm tra chuyên ngành và mức thuế áp dụng cho loại hàng này cũng là mức thuế ưu đãi (mức thuế cá nhân).

Vậy thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch như thế nào?

Bạn phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ như hợp đồng, packing list, vận đơn đường biển, non-commercial invoice, thông báo hàng đến, chứng nhận xuất xứ và xác định được mã số hàng hóa của các loại hàng nhập khẩu. Bạn sẽ nhập thông tin qua phần mềm để tải lên hệ thống hải quan.

Sau khi ghi nhận và kiểm tra thông tin, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng. Có 3 phân luồng khác nhau là xanh, vàng, đỏ và cũng tùy vào từng loại mà thủ tục mở tờ khai khác nhau. Bạn nên in tờ khai ra và mang bộ hồ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.

Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ nhập khẩu của bạn, nếu không có vấn đề hoặc thắc mắc gì thì các bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này, bạn sẽ thực hiện đóng thuế nhập khẩu để thông quan hàng hóa.

Bước cuối cùng bạn sẽ cần thanh lý tờ khai và làm thủ tục theo quy định để đưa hàng hóa về kho.