VTV.vn - Trong thời gian qua, những bức ảnh về Hà Nội thập niên 90 của Yuichi Kobayashi đã được cộng đồng mạng cũng như nhiều người xem chia sẻ.
Tại sao người Hàn ưa chuộng áo khoác dài?
Đây là một trong những đất nước có khí hậu mùa đông lạnh giá và khắc nghiệt nhất khu vực Châu Á. Vào cuối mùa thu (cuối tháng 11) đến đầu mùa đông (tháng 12) toàn bộ đất nước này được bao phủ bởi một lớp tuyết trắng dày đặc. Tuyết rơi trắng xóa từ cành cây tán lá, ngõ ngách đến xe cộ, vỉa hè ngoài mặt đường. Nhiệt độ thấp nhất có ngày -20 độ, và bình thường dao động từ -5 độ đến 3 độ.
Vào những ngày này, tất cả những học sinh từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 đều được nghỉ học và đây được gọi là kỳ nghỉ đông, kỳ nghỉ này dài kéo dài từ 1 - 2 tháng (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau). Người Hàn Quốc thường tránh ra ngoài đường vào những ngày có bão tuyết hay thời tiết quá lạnh. Nếu phải đi ra đường thì họ sẽ luôn mặc một chiếc áo khoác (áo phao) dài để giữ ấm cơ thể và không để nhiễm lạnh.
Đây là loại áo khoác dày, được làm bằng chất liệu bông dày bên trong và lớp vải tránh gió bên ngoài. Áo được thiết kế theo kiểu áo phao cổ dựng, mũ lông (có hoặc không) tháo rời được bên ngoài và cực kỳ nhẹ, thường dài từ 1m20, 1m30 đến 1m40. Người Hàn cực kỳ ưa chuộng loại áo này vì nó giữ ấm rất tốt. Nó không chỉ giữ ấm được phần trên cơ thể mà còn giữ ấm được phần chân, rất tiện lợi cho những bạn nữ muốn mặc váy khi đi ra ngoài.
Áo có rất nhiều màu từ đen, trắng, xanh rêu, nâu tuy nhiên người Hàn ưa chuộng nhất là màu đen vì nhìn nó lịch sự, không rườm rà và sạch sẽ.
Tất cả những người già đến trẻ thậm chí các sao Kpop cũng ưa chuộng sử dụng loại áo này vì nó vừa kín đáo, lịch sự nhưng vẫn thời trang và năng động.
Chắc hẳn bạn đã rất ấn tượng với cảnh cặp đôi đáng yêu Kim Bok Joo và Jung Joon Hyung chơi đùa với nhau khi mặc cặp áo khoác đôi lãng mạn này đúng không?
Bây giờ bạn hãy cùng Hàn Ngữ SOFL học thêm từ vựng tiếng Hàn về áo khoác dài và những phụ kiện mùa đông mà người dân xứ sở Kim Chi hay sử dụng nhé!
Áo khoác dài: 긴 자켓 (kin - cha - khết)
Từ này được ghép bởi danh từ “자켓” (áo khoác) và tính từ “길다” (dài).
스웨터 (sư - uo - tho) - Áo len dài tay: Loại áo len cao cổ, tay dài, bó vào người.
스카프 (sư - kha - phư) - Khăn quàng cổ
속옷 (sôc - cốt) - Áo trong잠바 (cham - pha) - Áo khoác ngoài: Loại áo khoác choàng bên ngoài.속셔츠 (sôc - syo - chư) - Áo lót trong, áo lồng
외투 (uy - thu) - Áo khoác, áo choàng: Chỉ các loại áo khoác thông thường.
Thường chất liệu đồ đông của người Hàn làm bằng lông thú, vải dày hoặc bông tự nhiên. Những chất liệu làm quần áo:
레이온 (lê - in - ôn) - Tơ nhân tạo
Sau gần chục năm xuất hiện, đến nay những chiếc áo phao dài vẫn luôn là món đồ “hot” không thể thiếu của người dân Hàn Quốc mỗi khi mùa đông về. Quả thật đây là một chiếc áo cực kỳ tiện lợi và thời trang. Mùa đông này bạn đã sắm cho mình chiếc áo cực “hot” này chưa?
Máy sản xuất khẩu trang y tế VH 90 – 90 chiếc/ phút
Máy sản xuất khẩu trang y tế VH 90 – cho năng suất ổn định 90 chiếc/ phút. Máy vận hành tự động hoàn toàn giúp tiết kiệm tối đa nhân công nhà xưởng. Chi phí đầu tư hợp lý – khả năng thu hồi vốn nhanh, sinh lợi nhuận cao,
Tháng trước, Netflix đã tiết lộ danh sách các chương trình truyền hình được phát trực tuyến nhiều nhất mọi thời đại. Trong đó, "Squid game" (Trò chơi con mực) đứng đầu danh sách với 1,65 tỷ giờ xem, thống trị bảng xếp hạng số ngày liên tiếp đứng vị trí số 1 trên toàn thế giới. Thành công toàn cầu của “Squid game” không chỉ dựa trên chất lượng hay mức độ phổ biến mà còn ở sự tồn tại của các nền tảng phát trực tuyến như Netflix đưa bộ phim đến với khán giả quốc tế.
Với “Squid game”, phim truyền hình Hàn Quốc đã có bước tiến dài, ghi dấu trên màn ảnh toàn cầu. Giờ đây, các bộ phim của Hàn Quốc đều được đón nhận, đạt vị trí cao trên các bảng xếp hạng phát trực tuyến. Gần đây nhất là bộ phim "Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo" tạo nên "cơn sốt" truyền hình. Bộ phim đứng đầu bảng xếp hạng truyền hình không nói tiếng Anh toàn cầu của Netflix trong thời gian công chiếu. Theo Korea Hearad, nhìn lại lịch sử của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc cho thấy đây không phải là một thành công trong một sớm một chiều. Các nhà sản xuất Hàn Quốc đã dành nhiều thập kỷ để trau dồi kỹ năng và cố gắng chinh phục khán giả toàn cầu, mở ra làn sóng Hàn Quốc, hay còn biết đến là Hallyu. Trước những năm 2010, làn sóng Hallyu còn non trẻ
Theo các nhà nghiên cứu Hàn Quốc, bất kỳ nỗ lực nào để truy tìm nguồn gốc thành công của phim truyền hình Hàn Quốc đều sẽ dẫn đến tác phẩm truyền hình “Tình yêu là gì?" (1991). Thời điểm đó, truyền thông đưa tin về những con đường không một bóng người trong khung giờ bộ phim được phát sóng cho thấy mức độ thu hút của bộ phim.
"Tình yêu là gì?" của đài MBC kể về một hộ gia đình xoay quanh gia tộc độc đoán, có tỷ suất người xem cao nhất mọi thời đại, trung bình là 59,6%. Sự nổi tiếng của chương trình đã đưa dàn diễn viên bộ phim trở thành ngôi sao nổi tiếng, và ngôi sao Lee Soon Jae thậm chí còn được bầu vào một ghế trong Quốc hội Hàn Quốc vào năm 1992. “Tình yêu là gì?” là bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên được xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc, và được phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc vào năm 1997, mở đầu cho làn sóng Hallyu lan rộng châu Á sau này. Nhưng điều đã đưa Hallyu lên một tầm cao mới là bộ phim đình đám của đài KBS năm 2002 “Bản tình ca mùa đông”, với sự tham gia của Bae Yong Jun và Choi Ji Woo. Khi chiếu ở Nhật Bản năm 2003, phim được chọn là tác phẩm ghi dấu mốc Làn sóng Hallyu du nhập nước này. Trớ trêu thay, "Bản tình ca mùa đông" không phải là bộ phim nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc vào thời điểm đó.
Danh hiệu đó thuộc về bộ phim "Thời kỳ mộc mạc" của đài SBS phát sóng vào nửa cuối năm 2002. Đây là bộ phim truyền hình Hàn Quốc duy nhất vượt qua 50% lượng người xem, đạt đỉnh 57,4%. Nó được yêu thích bất ngờ ở Mông Cổ, nơi có thời điểm xếp hạng lên tới 80%. Một bộ phim truyền hình thành công trên trường quốc tế là "Cám dỗ của người vợ" vào năm 2008 với sự tham gia của Jang Seo hee. Cho đến cuối những năm 2000, phim vượt mốc 50% lượng người xem là một thành tích có thể đạt được, mặc dù vẫn còn hơi hiếm. Năm 2010, tập cuối cùng của bộ phim "Bread, Love and Dreams" của đài KBS đã ghi nhận thành tích 50,8%. Tuy nhiên kể từ đó đến nay, chưa có một bộ phim truyền hình Hàn Quốc nào vượt mốc 50%.
Cạnh tranh gay gắt giữa 3 "ông lớn" và các đài cáp
Việc mức rating giảm dần là do các sự xuất hiện của các đài cáp, cạnh tranh với 3 đài truyền hình lớn là SBS, MBC, KBS. Mặc dù các đài cáp đã có từ những năm 2010 nhưng thời điểm đó, họ không có đủ tiền đề đầu tư những bộ phim quy mô lớn, chất lượng. Tuy nhiên, vào năm 2009, Hàn Quốc đã sửa đổi luật cho phép các tập đoàn lớn hoặc các công ty tin tức sở hữu cổ phần của các công ty phát thanh truyền hình, khai sinh ra bốn kênh chương trình tổng hợp và một mạng tin tức vào năm 2011. Điều này đã mở rộng lĩnh vực cho phim truyền hình Hàn Quốc và số lượng các kênh có thể chi lớn cho các bộ phim truyền hình.
Nổi bật trong số đó phải kể đến tvN, một trong những "ông lớn" phim truyền hình Hàn Quốc thời điểm này. Hàng loạt bộ phim do đài này phát sóng đã tạo nên hiện tượng, chiếm trọn cảm tình của người xem châu Á, phải kể đến series phim "Reply" trong những năm 2012-2015 và "Goblin" năm 2016. "Goblin" đã trở thành chương trình truyền hình cáp đầu tiên vượt quá 20% tỷ lệ người xem với rating trung bình là 20.5 và rating cao nhất là 22.1%.
Cùng năm đó, KBS có bộ phim truyền hình ăn khách "Hậu duệ mặt trời" nhưng thành tích của Goblin cho thấy phim truyền hình không còn chỉ bị thống trị bởi ba đài truyền hình lớn nữa. Cả "Goblin" và "Hậu duệ mặt trời" đều được xuất khẩu sang các khu vực khác của châu Á, với "Goblin" được phát sóng ở hơn 10 khu vực bao gồm Hồng Kông, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia và một số khu vực của châu Âu và châu Mỹ. “Hậu duệ mặt trời” đã được bán cho Trung Quốc và được ghi nhận là bộ phim truyền hình Hàn Quốc ăn khách nhất tại quốc gia này vào thời điểm đó, và các bản làm lại đã được phát sóng ở Việt Nam, Đài Loan và Philippines.
Năm nay, thành công của bộ phim "Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo" là bằng chứng nữa cho thấy rằng ngay cả đài truyền hình nhỏ cũng có khả năng tạo nên một cú hit toàn cầu. Bộ phim được thực hiện bởi kênh truyền hình cáp ENA, mở màn với mức rating thấp chỉ 0,9% nhưng lập kỷ lục rating ở tập cuối với 17,5%. Phim giữ vị trí đầu bảng xếp hạng phim truyền hình không nói tiếng Anh của Netflix, tiếp tục chuỗi thành công của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc trên nền tảng này. Dafna Zur, Phó giáo sư Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á tại Đại học Stanford, cho rằng thành công của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc là do những nét độc đáo giúp phân biệt với các quốc gia khác. “Phim truyền hình Hàn Quốc cân bằng giữa khả năng dự đoán và tính độc đáo. Vòng cung câu chuyện của họ thường có tính dự đoán: nghèo khó sang giàu, trai giàu gặp gái nghèo, người trẻ bất chấp mong muốn của cha mẹ và tự mình vạch ra con đường riêng.... Tất cả đều mang hơi hướng Hàn Quốc. Phim truyền hình Hàn Quốc nhân bản hóa ngay cả những tỷ phú xa cách nhất và khiến khán giả quan tâm - và thông thường, tất cả những gì họ yêu cầu ở khán giả là thời gian khoảng 16 giờ”, Dafna Zur nói trong một cuộc phỏng vấn. Phạm vi tiếp cận toàn cầu đi cùng thách thức mới Sự xuất hiện của các nền tảng phát trực tuyến như Netflix là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho các bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Nền tảng này đảm bảo sự xuất hiện quốc tế cho nội dung Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là phim truyền hình Hàn Quốc có thể tiếp cận toàn cầu và có tác động đến khán giả ở nhiều quốc gia. Đầu năm nay, ngôi sao “Squid game” O Yeong Su đã trở thành người Hàn Quốc đầu tiên chiến thắng tại Quả cầu vàng, trong khi Lee Jung Jae và Jung Ho Yeon trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành được giải thưởng Screen Actors Guild ở hạng mục phim truyền hình. "Squid game" cũng là loạt phim nước ngoài đầu tiên được đề cử cho Giải Emmy năm nay và chiến thắng với 4 hạng mục. Nữ diễn viên Oh Yeon Mi mang về giải thưởng Emmy đầu tiên cho Hàn Quốc.
Nhưng ngoài sự công nhận của toàn cầu, Hàn Quốc có thể gặt hái được bao nhiêu từ thành công ở nước ngoài của các bộ phim truyền hình đã trở thành một chủ đề tranh luận gay gắt. “Squid Game” bùng nổ trên toàn thế giới, đưa nội dung Hàn Quốc đến gần với công chúng toàn cầu, tuy nhiên bộ phim lại thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Netflix. Khi phim truyền hình Hàn Quốc mở rộng phạm vi toàn cầu thì quyền sở hữu trí tuệ nổi lên như một vấn đề đối với sự thành công bền vững của phim. Các bộ phim truyền hình Hàn Quốc thông thường được các đài truyền hình tài trợ và việc sản xuất được thực hiện bởi các hãng phim địa phương, như trường hợp của “Squid game”. Vì quyền sở hữu trí tuệ của loạt phim thuộc về nền tảng, nên nó cũng nhận được phần lớn lợi nhuận như trường hợp của các bộ phim truyền hình ăn khách khác như “Hellbound” và “All of us are dead”. Với các nền tảng trực tuyến như Netflix, Disney+, Apple TV, truyền hình Hàn Quốc đang bước vào thời kỳ hoàng kim khi được yêu thích trên toàn cầu nhưng vẫn còn phải xem liệu quốc gia này có thể thu được lợi nhuận từ thành công đó hay không./.