Sinh Viên Nữ Bách Khoa Gọi Là Gì

Sinh Viên Nữ Bách Khoa Gọi Là Gì

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Xin chào Hiếu. Cơ duyên nào đưa bạn đến với dự án thiết kế hệ thống chiếu sáng cho tòa nhà cựu sinh viên Bách Khoa?

Từ khi dự án Rạng Đông tài trợ Nhà cựu sinh viên Bách Khoa mới được hình thành, Công ty đã tin tưởng giao Dự án cho Trung tâm tâm kinh doanh và chiếu sáng sáng Hà Nội (Trung tâm 1) - Nơi mình làm việc. Với tư cách là 1 cựu sinh viên Bách Khoa, khi được giao nhiệm vụ này. Mình vô cùng vui và hào hứng tham gia.

Là cựu sinh viên Bách Khoa quay lại trường để góp phần xây dựng Tòa nhà cựu sinh viên, bạn có cảm nghĩ gì?

Khi nhận nhiệm vụ thiết kế và thực hiện hệ thống chiếu sáng cho tòa nhà cựu sinh viên, nói thật là mình vô cùng hào hứng. Các công trình thường chỉ cần thiết kế trên mặt bằng nhưng với công trình này, mình đã dựng 3D rất chi tiết và tỉ mỉ. Nhiều hôm tăng ca đến tận 10 - 11 giờ khuya mà không cảm thấy mệt mỏi. Slide chi tiết để giới thiệu với nhà trường cũng được chăm chút đầu tư.

Là người của Bách Khoa, quay về thi công dự án Tòa nhà Cựu sinh viên Bách Khoa đã là niềm vui và tự hào lớn. Khi công trình lại được mọi người đồng ý và khen ngợi thì niềm vui càng lên 1 tầm cao mới. Thậm chí, sau này đến đời con, cũng tự hào khoe rằng tòa nhà này ngày xưa bố đã thiết kế đấy. Nghĩ đã thấy vui rồi.

Vậy quá trình thi công có gặp vướng mắc gì không??

Với mình, điều khó nhất là phải phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bên liên quan bởi công trình không chỉ là kết quả 1 mình Rạng Đông. Phụ trách phần mảng chiếu sáng nhưng nhóm phải luôn theo sát cùng nhóm kiến trúc, điện hay nội thất. Cùng nhau phối hợp hài hòa để có thể tìm ra những phương án khả thi nhất, vừa đảm bảo công năng vừa dễ dàng trong thi công.

Bản thân bạn đã học được gì khi học ở Bách Khoa và khi làm việc ở Rạng Đông?

Khi còn là sinh viên Bách Khoa, mình được trang bị những kiến thức tổng quát nhất cũng như tư duy để xử lý vấn đề. Lúc đi làm ở Rạng Đông thì làm chuyên một mảng hơn, đi sâu tìm tòi học hỏi. Các anh chị đi trước cũng nhiệt tình hướng dẫn, giúp mình nhanh bắt kịp công việc và rèn dũa cho mình tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Sau nhiều năm quay trở lại trường xưa với cương vị mới, mình thấy mình đã cứng cáp hơn nhiều, có kinh nghiệm hơn hồi đi học. Bây giờ mình đã có thể tự tin đứng trước Nhà trường để thuyết trình ý tưởng thiết kế của mình. Thậm chí còn có kinh nghiệm để biết nên dùng kịch bản chiếu sáng gì ở đâu cho phù hợp để tư vấn cho trường.

Cảm ơn Hiếu rất nhiều. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe và hoàn thành thêm nhiều dự án, công trình tuyệt vời hơn nhé!

Dành 7 tỉ đồng tặng học bổng, bảo lãnh vay… truyền cảm hứng học tập cho sinh viên

Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết trong năm học mới 2024-2025, nhà trường nhận được gần 20 chương trình tài trợ học bổng khác nhau từ cựu sinh viên, doanh nghiệp, quỹ học bổng với tổng trị giá lên đến gần 7 tỉ đồng.

Nhằm tạo nguồn lực hỗ trợ, khích lệ tinh thần cho sinh viên, giúp các bạn vượt qua rào cản tài chính để vững bước trên con đường học vấn, nhà trường tiếp tục triển khai đến sinh viên chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí của ban đại diện Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa và chương trình vay ưu đãi để học tập lãi suất 0% của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Phát biểu tại lễ khai giảng, PGS.TS Mai Thanh Phong, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Các hoạt động hỗ trợ sinh viên không chỉ gồm các suất học bổng giá trị mà còn tạo cơ hội thực tập, kiến tập, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo kỹ năng, trao đổi sinh viên quốc tế.

Gần đây sinh viên đã biết nhiều tới chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí của Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa. Bên cạnh hỗ trợ thiết thực về học bổng, học phí, nhiều chương trình hội thảo, tư vấn kỹ năng, kiến tập thực tập liên tục được tổ chức.

Tôi tin rằng các em sẽ được học hỏi và được truyền cảm hứng từ những anh chị cựu sinh viên, là những doanh nhân, chính trị gia, nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật tài năng khắp mọi miền đất nước".

Bên cạnh đó, đầu năm học 2024 - 2025, nhà trường còn dành hơn tỉ đồng hỗ trợ chi phí khám sức khỏe dành cho sinh viên tất cả các khóa (50.000 đồng/sinh viên) và mua bảo hiểm tai nạn 12 tháng dành cho tân sinh viên K2024 (30.000 đồng/sinh viên).

Tại buổi lễ khai giảng sáng nay, Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã khen thưởng 4 tân sinh viên có thành tích đầu vào xuất sắc nhất.

Ở phương thức xét tuyển kết hợp, nam thủ khoa là Phạm Minh Tiến (Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông, TP.HCM) với tổng điểm 95,62.

Với điểm số ấn tượng 93,02 điểm, Phạm Như Hà Linh (Trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Đắk Lắk) là nữ sinh có kết quả đầu vào xuất sắc nhất.

Đạt 1.080 điểm đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024, Đinh Quốc Thịnh (Trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Khánh Hòa) là thủ khoa xét theo điểm thi đánh giá năng lực, đồng thời cũng là á khoa của phương thức tổng hợp.

Thủ khoa khối A1 toàn quốc Nguyễn Hạo Thiên (Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông, TP.HCM) cũng chính là sinh viên đứng đầu danh sách xét theo điểm thi THPT với 29,8 điểm.

Hơn 20% tân sinh viên Trường đại học Bách khoa là nữ

Trường tuyển sinh hơn 5.000 chỉ tiêu thông qua 5 phương thức với phương thức chủ đạo là xét tuyển kết hợp.

Đây là năm thứ ba trường thực hiện phương thức xét tuyển nhiều tiêu chí, trong đó tiêu chí học lực (90%), thành tích cá nhân (5%) và hoạt động xã hội, văn thể mỹ (5%).

Theo số liệu thống kê kết quả tuyển sinh, có gần 29% thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM trên 900 điểm; gần 10% thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT trên 27 điểm và đồng thời điểm thi đánh giá năng lực trên 900.

Điểm trúng tuyển của hầu hết các ngành đều tăng mạnh, tăng cao nhất là ở ngành kỹ thuật máy tính (chương trình dạy và học bằng tiếng Anh).

Theo PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo nhà trường, trong số các địa phương có thí sinh trúng tuyển vào trường, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về tỉ lệ thí sinh trúng tuyển, đứng ở đầu bảng là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Năm nay trường cũng tiếp tục đón hơn 1.000 tân sinh viên nữ, chiếm tỉ lệ hơn 20% (nhiều hơn năm ngoái 2%).

Bạn có gặp khó khăn gì khi thiết kế hệ thống chiếu sáng không?

Đại học Bách Khoa chỉ đưa ra yêu cầu hệ thống chiếu sáng bên trong cũng cần phải vừa gần gũi, thân thiện để thoải mái giao lưu, gặp gỡ vừa sang trọng, phù hợp với những cuộc họp. Ngoài ra, họ tin tưởng hoàn toàn vào đội ngũ tư vấn của Rạng Đông. Đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn khi chúng mình phải cố gắng hết sức để không phụ lòng tin của Bách Khoa cũng như ảnh hưởng danh tiếng của Công ty.