Điểm xuất phátHà NộiHải PhòngTP Hồ Chí MinhLinh hoạtHà Giang
Quản lý phiếu mời an điều dưỡng
Phiếu mời có ghi năm và có giá trị sử dụng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 15 tháng 12 của năm ghi trên phiếu.
Phiếu mời do Tổng cục Chính trị phát hành theo mẫu thống nhất, phiếu mời đối tượng 2 trở xuống có đóng dấu treo của Cục Chính sách.
Số phiếu mời trong 03 tháng mùa hè (6, 7, 8) đối tượng 1 bằng 40%, đối tượng 2 bằng 30%; số phiếu còn lại phân bổ đều cho các tháng trong năm. Phiếu mời trong 03 tháng mùa hè có đóng dấu đợt; phiếu mời gia đình mỗi tháng chia thành 04 đợt; phiếu mời cá nhân mỗi tháng chia thành 03 đợt.
Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị phân phối phiếu mời an điều dưỡng; ký phiếu mời đối tượng 1; phối hợp với Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị giao chỉ tiêu cho các Đoàn an điều dưỡng tiếp nhận cán bộ nghỉ hưu đến an điều dưỡng.
Cục Chính trị các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ký phiếu mời đối tượng 2 trở xuống; phân phối phiếu mời an điều dưỡng, kinh phí hỗ trợ tiền tàu xe đi an điều dưỡng cho Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố và đơn vị thuộc quyền; dự toán kinh phí tăng.
Hàng năm, tổng hợp kết quả an điều dưỡng đối tượng cán bộ quân đội nghỉ hưu về Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 11 hàng năm (qua Cục Chính sách).
Khi cấp phiếu mời, tiền an bồi dưỡng phải đúng đối tượng, công khai, không để xảy ra sai sót, tiêu cực; phổ biến cho cán bộ rõ về tiêu chuẩn được hưởng, thời gian nghỉ; hướng dẫn cán bộ an điều dưỡng đúng Đoàn, đúng đợt, đúng thời gian, đúng số lượng người đi cùng (đối với phiếu mời gia đình) ghi trên phiếu.
Hàng năm Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương (sau đây gọi tắt là Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh) bố trí phương tiện tổ chức đưa, đón cán bộ đi an điều dưỡng tập trung tại các Đoàn theo từng đợt.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh được hỗ trợ xăng dầu, kinh phí tương ứng với chỉ tiêu phiếu mời cá nhân; chủ trì xây dựng kế hoạch, cử cán bộ đưa, đón cán bộ đi an điều dưỡng tập trung; phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tham mưu, đề nghị cấp uỷ, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí tổ chức đưa đón, gặp mặt đối tượng.
Bộ trưởng Lương Tam Quang đã từng giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an TW; Thứ trưởng Bộ Công an; Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an
Chiều 6/6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang:
- Quê quán: Xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
- Ngày vào Đảng: 21/11/1998. Ngày chính thức: 21/11/1999.
- Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân Luật, An ninh
- Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Thứ trưởng Bộ Công an; Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an
- Khen thưởng: Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì; 04 Huân chương, Huy chương của Nhà nước Lào (Huân chương Anh dũng hạng Nhất, Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị).
- Từ tháng 11/1983 đến tháng 8/1985: Học viên trường An ninh IV.
- Từ tháng 9/1985 đến tháng 10/1989: Cán bộ Cục Trinh sát ngoại tuyến, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
- Từ tháng 11/1989 đến tháng 8/1994: Học viên Đại học An ninh Nhân dân (nay là Học viện An ninh Nhân dân)
- Từ tháng 9/1994 đến tháng 4/1996: Cán bộ Cục Trinh sát Ngoại tuyến, Tổng cục An ninh, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
- Từ tháng 5/1996 đến tháng 9/2006: Cán bộ Cục An ninh Kinh tế, Tổng Cục An ninh, Bộ Công an.
- Từ tháng 10/2006 đến tháng 3/2009: Phó Trưởng phòng, Cục An ninh Kinh tế, Tổng cục An ninh, Bộ Công an; Trưởng phòng, Thư ký lãnh đạo Bộ Công an.
- Từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2009: Phó Cục trưởng - Thư ký lãnh đạo Bộ Công an.
- Từ tháng 12/2009 đến tháng 7/2010: Phó Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế tổng hợp, Tổng cục An ninh II, Bộ Công an.
- Từ tháng 8/2010 đến tháng 9/2017: Cục trưởng - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an. Tháng 11/2014 được thăng quân hàm Thiếu tướng
- Từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2019: Chánh Văn phòng Bộ Công an. Tháng 1/2019 được thăng quân hàm Trung tướng.
- Từ tháng 8/2019 đến nay: Thứ trưởng Bộ Công an (được bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an tháng 5/2020; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tháng 1/2020)
- Từ tháng 1/2021 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; tháng 1/2022 được thăng quân hàm Thượng tướng./.
Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an vừa chính thức được Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026.
(PLO)- Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, làm Bộ trưởng Bộ Công an.
Chiều 6-6, Quốc hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026 với Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an bằng hình thức biểu quyết điện tử.
Kết quả, có 469 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.30% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 468 đại biểu tán thành (bằng 96.10% tổng số đại biểu Quốc hội), có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số đại biểu Quốc hội).
Ông Lương Tam Quang được phê chuẩn thay Đại tướng Tô Lâm được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước và phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an trước đó.
Ông Lương Tam Quang sinh năm 1965, quê xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; Cử nhân chuyên ngành Điều tra tội phạm, cử nhân Luật; cao cấp lý luận chính trị.
Hiện ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
Quá trình công tác, ông Lương Tam Quang từng đảm nhận nhiều chức vụ trong lĩnh vực an ninh, làm trợ lý Thứ trưởng Bộ Công an.
Năm 2012, với quân hàm Đại tá, ông làm Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an. Ông được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng vào năm 2014.
Đến tháng 9-2017, ông Lương Tam Quang được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Bộ Công an kiêm người phát ngôn của Bộ Công an. Ông được thăng cấp bậc hàm Trung tướng vào năm 2019. Ngày 15-8-2019, Trung tướng Lương Tam Quang được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an.
Gần một năm sau đó, ông kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an.
Tại Đại hội XIII của Đảng diễn ra tháng 1-2021, ông Lương Tam Quang được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Một năm sau, vào tháng 1-2022, ông được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng.
Với việc bổ nhiệm này, Bộ Công an hiện có bốn Thứ trưởng gồm Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Trung tướng Nguyễn Văn Long; Bộ trưởng là Thượng tướng Lương Tam Quang
Trước đó, khi Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an, đã được giao điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi cấp có thẩm quyền kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an theo quy định.
Hệ thống đang kiểm tra truy cập của bạn.
Trình duyệt của bạn xẽ được chuyển sang trang đích trong vòng vài giây tới.
Vui lòng đợi trong giây lát!...
Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
a) Sĩ quan cấp quân hàm Thiếu tướng trở lên;
b) Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, mức lương 668 đồng theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 235/HĐBT);
c) Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá nâng lương lần 2 hệ số 7,2 theo Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 25/CP); hoặc hệ số 8,6 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị đinh số 204/2004/NĐ-CP);
d) Sĩ quan nguyên là Tư lệnh, Chính ủy quân đoàn; Tư lệnh, Chính ủy binh chủng; Cục trưởng có chức năng chỉ đạo toàn quân và tương đương trở lên; hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,9 trở lên theo Nghị định số 25/CP hoặc từ 1,1 trở lên theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
a) Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, mức lương 655 đồng theo Nghị định số 235/HĐBT; Đại tá nâng lương lần 1 hệ số 6,85 theo Nghị định số 25/CP hoặc 8,4 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
b) Sĩ quan nguyên là Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy quân đoàn; Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy binh chủng và tương đương; hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,8 theo Nghị định số 25/CP hoặc 1,0 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
3. Đối tượng 3: Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, Thượng tá hoặc sĩ quan nguyên là chỉ huy Sư đoàn hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
4. Đối tượng 4: Sĩ quan cấp quân hàm Trung tá, Thiếu tá hoặc sĩ quan nguyên là chỉ huy Trung đoàn, Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận) và tương đương.
5. Đối tượng 5: Sĩ quan cấp úy và các chức danh khác tương đương.
6. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng có cấp bậc quân hàm, hoặc mức lương, hoặc hệ số phụ cấp chức vụ tương đương với cấp bậc quân hàm, hoặc mức lương, hoặc hệ số phụ cấp chức vụ của sĩ quan cấp nào thì được hưởng chế độ quy định tại Thông tư này như đối với sĩ quan cấp đó.
7. Trường hợp thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì cán bộ được đăng ký và được thực hiện chế độ, chính sách đối với chức vụ lãnh đạo cao nhất đã qua.