Lực Lượng Lao Động

Lực Lượng Lao Động

Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).

đột phá về chính sách an sinh xã hội

Trong năm 2023, Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã ban hành Nghị quyết tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 42).

Nghị quyết nêu rõ, đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về xây dựng chính sách an sinh xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững. Nghị quyết cũng xác định 3 vấn đề đột phá, đều liên quan trực tiếp đến người lao động.

Thứ nhất là mục tiêu hình thành và phát triển nhanh thị trường lao động đúng nghĩa một thị trường lao động linh hoạt, đa dạng, hiện đại và hội nhập.

Thứ hai là xây dựng sàn an sinh đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục rủi ro, trong đó đặc biệt quan tâm tới vấn đề giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội để mọi người lao động lo được cuộc sống cho chính mình và gia đình.

Thứ ba là vấn đề nhà ở xã hội, đến 2030 xóa triệt để nhà dột nát cho người dân, tập trung đến năm 2025 hoàn thành ở 74 huyện nghèo nhất nước. Xây dựng 1 triệu căn hộ giá rẻ cho công nhân, người lao động. Trong đó, riêng năm 2024, cả nước phấn đấu hoàn thành được 130.000 nhà ở xã hội, 38.000 nhà ở hộ nghèo.

Xây dựng 1 triệu nhà ở cho công nhân, người lao động

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021 - 2030", đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong KCN - KCX.

Đề án phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 45,9 triệu người, tăng 1,4 triệu người. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,5 triệu người, tăng 1,5 triệu người so với 9 tháng năm 2021.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 9 tháng năm 2022 ước đạt 68,5%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III-2022 ước tính là 50,8 triệu người. Con số này bao gồm 14 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 27,6% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 17 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực dịch vụ 19,8 triệu người, chiếm 39%.

Tính chung 9 tháng năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,5 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,9 triệu người, tăng 4,5%; khu vực dịch vụ là 19,7 triệu người, tăng 4,8%.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III-2022 ước tính là 2,28%. Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,35%, trong đó khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,02%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 tuổi đến 24 tuổi) 9 tháng năm 2022 ước tính là 7,86%, trong đó khu vực thành thị là 9,65%; khu vực nông thôn là 6,91%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý III-2022 là 1,92%. Tính chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,29%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,75%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,63%.

Theo kết quả sơ bộ từ khảo sát mức sống dân cư trong 9 tháng năm 2022, tình hình đời sống của hộ dân cư đã ngày càng cải thiện. Trong 9 tháng năm nay, có 25,4% hộ gia đình nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19 của Chính phủ tiếp tục được thực hiện. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 22-9-2022 gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã giải ngân khoảng 3.539 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 5 triệu người lao động tại 120.295 doanh nghiệp.

Sự gia tăng cả về số lượng và thu nhập

Theo định nghĩa của Trung tâm Nghiên cứu Pew, người lao động lớn tuổi là người từ 65 tuổi trở lên vẫn làm việc. Số liệu nghiên cứu của Pew cho thấy, lực lượng người lao động lớn tuổi không chỉ ngày càng tăng về số lượng, mà khả năng kiếm tiền của nhóm lao động này cũng tăng lên trong những thập niên gần đây.

Người lao động lớn tuổi ngày nay có nhiều khả năng làm việc toàn thời gian hơn trước đây. Công việc toàn thời gian được Pew định nghĩa là công việc diễn ra 35 giờ trở lên mỗi tuần. Năm 1964, 56% công nhân lớn tuổi làm việc toàn thời gian. Đến năm 1987, tỷ lệ đó đã giảm xuống còn 47%. Ngày nay, có tới khoảng 62% người lao động từ 65 tuổi trở lên làm việc toàn thời gian.

Đáng chú ý, nhóm người lao động từ 75 tuổi trở lên là nhóm tuổi tăng trưởng nhanh nhất trong lực lượng lao động, với quy mô tăng gấp bốn lần kể từ năm 1964. Khoảng 9% số người từ 75 tuổi trở lên ở Mỹ đang có việc làm, gấp đôi tỷ lệ ở nhóm này vào năm 1987. Người lao động từ 75 tuổi trở lên được trả lương thấp hơn một chút so người lao động lớn tuổi nói chung. Nhóm lao động này nhận ở mức trung bình 20 USD cho mỗi giờ làm việc.

Vào năm 2022, một người lao động trên 65 tuổi kiếm được trung bình 22 USD mỗi giờ làm việc, tăng từ mức 13 USD năm 1987. Trong khi đó, thu nhập của người lao động trẻ tuổi tại Mỹ không tăng nhiều. Kết quả là khoảng cách tiền lương giữa người lao động lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên và những người ở độ tuổi từ 25 đến 64 tuổi đã thu hẹp đáng kể.

Thu nhập trung bình hằng năm ngày nay của những người lao động lớn tuổi vẫn thấp hơn so thu nhập của những người lao động trẻ tuổi, nhưng khoảng cách ngày càng hẹp lại. Năm 1964, thu nhập trung bình hằng năm của người lao động từ 65 tuổi trở lên bằng 19% thu nhập trung bình của người lao động từ 25 đến 64 tuổi, tương ứng là 5.200 USD so 26.900 USD. Đến năm 1987, khoảng cách thu nhập đã thu hẹp xuống còn 56%. Ngày nay, thu nhập trung bình hằng năm của người lao động lớn tuổi tương đương khoảng 80% thu nhập của người lao động trẻ, tương ứng là 58.600 USD so 73.700 USD.

Các yếu tố làm tăng số lượng lao động lớn tuổi

Những người lớn tuổi vẫn tham gia lực lượng lao động ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước. Khoảng 44% người lao động trên 65 tuổi có trình độ cử nhân trở lên. Tỷ lệ về trình độ học vấn này ở nhóm lao động từ 65 tuổi trở lên tương đương nhóm người lao động từ 25 đến 64 tuổi. Các số liệu thống kê cho thấy, vào năm 1987, chỉ có khoảng 18% số lao động lớn tuổi có trình độ cử nhân trở lên.

So những thập niên trước, người lao động lớn tuổi có nhiều khả năng nhận được các phúc lợi do người sử dụng lao động cung cấp hơn, như chương trình hưu trí và bảo hiểm y tế. Theo các nhà kinh tế, những thay đổi trong hệ thống an sinh xã hội, vốn nâng độ tuổi mà người lao động nhận được trợ cấp hưu trí đầy đủ từ 65 tuổi lên 67 tuổi, có thể cũng đã khuyến khích người lớn tuổi trì hoãn việc nghỉ hưu và tiếp tục làm việc. Khoảng 36% số người trong những người lao động từ 65 tuổi trở lên hiện nay có quyền lựa chọn tham gia kế hoạch nghỉ hưu do người sử dụng lao động hoặc công đoàn tài trợ.

Bản chất của nhiều công việc ngày nay đã thay đổi. Những người lao động lớn tuổi đặc biệt thích những công việc đòi hỏi ít hoạt động thể chất nặng nhọc và thích những công việc cho phép họ có sự độc lập cao hơn, cũng như lịch trình làm việc linh hoạt hơn. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, nhìn chung, nhiều ngành nghề đã trở nên “thân thiện” hơn với những người lao động lớn tuổi. Trong số những công việc thân thiện với nhóm lao động lớn tuổi này có hướng dẫn viên, nhân viên bán bảo hiểm, quản lý tài chính…, là những công việc không yêu cầu nhiều về sức khỏe thể chất.

Đối với một số người lớn tuổi đang đi làm, công việc hoặc sự nghiệp của họ có thể khác với những gì họ đã làm khi còn trẻ. Một số thậm chí coi mình đã nghỉ hưu. Một cuộc khảo sát gần đây của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho thấy, 45% số người lớn tuổi có việc làm coi mình là người đã nghỉ hưu.

Xét tất cả các yếu tố, lực lượng lao động lớn tuổi ngày nay làm việc nhiều hơn, có trình độ học vấn cao hơn và mức lương cao hơn, do đó đóng góp của họ cho xã hội tăng lên đáng kể. Năm 2023, nhóm người lao động lớn tuổi nhận khoảng 7% trong tổng số tiền lương, tiền công mà các nhà tuyển dụng lao động ở Mỹ chi trả. Con số này cao gấp hơn ba lần so năm 1987.

Nhiều lao động lớn tuổi tại Mỹ có học vấn cao. Ảnh: CNN

Những điều chỉnh chính sách cần thiết

Dự báo của Cục Thống kê lao động Mỹ (BLS) cho thấy vai trò của người lao động lớn tuổi sẽ tiếp tục tăng lên trong thập niên tới. Những người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên được dự đoán sẽ chiếm 8,6% lực lượng lao động, gồm cả những người có việc làm và tìm việc làm vào năm 2032, tăng từ mức 6,6% ghi nhận vào năm 2022. Người lớn tuổi được dự đoán sẽ chiếm 57% mức tăng trưởng lực lượng lao động trong giai đoạn này.

Người lớn tuổi là một trong số ít nhóm tuổi dự kiến ​​sẽ tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong thập niên tới. BLS dự đoán rằng, 21% số người lớn tuổi sẽ tham gia lực lượng lao động vào năm 2032, tăng từ 19% vào năm 2022. Nhóm tuổi duy nhất khác được dự đoán sẽ tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là những người từ 55 đến 64 tuổi.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dẫn lời Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc Chính sách công của Hiệp hội Những người hưu trí Mỹ (AARP), Tiến sĩ Debra Whitman cho rằng, quan điểm đánh giá tình trạng già hóa dân số sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng trong tương lai là sai lầm. Các nước có thể tối ưu hóa tiềm năng của lực lượng lao động lớn tuổi.

Theo Tiến sĩ Debra Whitman, người lao động lớn tuổi có thể có những đóng góp quan trọng vào năng suất, tăng trưởng nếu người sử dụng lao động nhận ra giá trị của nhóm người lao động này và áp dụng các chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong một nền kinh tế như vậy, tăng trưởng sẽ bền vững và bao trùm rộng rãi. Những người lớn tuổi cũng như những người phụ thuộc sẽ được hưởng sự bảo đảm tài chính lớn hơn. Các công ty sẽ mạnh mẽ hơn nhờ kinh nghiệm, sự ổn định, kỹ năng và kiến ​​thức của những nhân viên lâu năm.

Các quốc gia trên thế giới đang chứng kiến ​​sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ người về hưu tiếp tục lao động. Người lao động lớn tuổi có thể phải đối mặt nhiều áp lực khác nhau ảnh hưởng đến khả năng và mong muốn tiếp tục làm việc của họ, bao gồm cả các vấn đề sức khỏe cá nhân.

Theo khuyến nghị của OECD, việc lập các kế hoạch linh hoạt, chế độ làm việc từ xa, nghỉ hưu theo từng giai đoạn, các chương trình chăm sóc sức khỏe, chế độ nghỉ phép và những ngày nghỉ ốm được trả lương có thể kéo dài thời gian làm việc của người lao động thêm nhiều năm. Người sử dụng lao động cũng được hưởng lợi, bởi nhiều bí quyết, kỹ năng thường chỉ có ở những người lao động lớn tuổi giàu kinh nghiệm.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến quý 1/2024 tại Việt Nam, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,4 triệu người.

Tuy nhiên, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ mới chỉ đạt 27,8%, hiện cả nước vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo, thấp hơn so với các nước phát triển. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Quan trọng hơn là cơ cấu về lực lượng lao động không cân đối, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, lao động kỹ năng thấp hơn nên cần điều chỉnh trong thời gian tới.

Đào tạo vi mạch tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

Phát biểu gần đây, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết mục tiêu đề ra tới đây là tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm phát triển kỹ năng lao động Việt, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

"Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất và được chấp nhận đưa chỉ tiêu lực lượng lao động qua đào tạo có chứng chỉ thành tiêu chí bắt buộc trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2021 - 2026 và trong từng năm. Nếu mỗi năm phấn đấu đẩy tỷ lệ này tăng bình quân 4% thì hết nhiệm kỳ này, chúng ta có được thị trường lao động với tỷ lệ "hợp chuẩn", đạt 40 - 45%, tương đương mặt bằng chung các nước phát triển", ông Dung thông tin.

Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt để phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nòng cốt Bộ LĐ-TB-XH lấy nguồn nhân lực từ hệ thống giáo dục đại học, đào tạo nghề chất lượng cao.