Hình Ảnh Đời Thường

Hình Ảnh Đời Thường

Khái niệm: Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp và kế thừa những tinh hoa của nền nghệ thuật trước đó như sân khấu, văn xuôi, thơ ca, hội họa, âm nhạc, kiến trúc…; kỹ thuật và kỹ xảo điện ảnh là phương tiện để thể hiện một tác phẩm điện ảnh. Điện ảnh là sự kết hợp giữa hai yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật với ý nghĩa đích thực của nó (phương tiện, máy quay phim…), là sự kết hợp của cả hình và tiếng.

Đội ngũ những người làm điện ảnh

Cũng như sân khấu, một tác phẩm điện ảnh ra đời là sản phẩm sáng tạo của cả một tập thể đạo diễn, diễn viên, biên kịch, người hóa trang, phụ trách ánh sáng, người quay phim (trong sân khấu không có người quay phim).

Vai trò của mỗi thành viên trong tập thể này đều quan trọng nhất là người biên kịch – tác giả kịch bản – cơ sở chính của tác phẩm điện ảnh và người đạo diễn – người khai phá và sáng tạo lại một lần nữa kịch bản, thể hiện kịch bản băng những thước phim, những hình ảnh sáng, đầy ý nghĩa.

Đạo diễn là tác giả chính của bộ phim. Người đạo diện chỉ huy, hướng dẫn thống nhất mọi hoạt động của diễn viên, quay phim, họa sỹ, làm nhạc sao cho thực hiện đúng với kịch bản.

Đạo diễn phải có tư chất của người viết, biết xử lý kịch bản. Công việc đầu tiên của người đạo diễn là nhận thức, phân tích kịch bản văn học để xử lý kịch bản văn học.

Kịch bản văn học là nền tảng của phim. Người đạo diễn phải biết xử lý, biến nó thành của mình, làm sao cho mình “ngấm” kịch bản.

Để nhận thức, phân tích, xử lý kịch bản, người đạo diễn cần có 3 yếu tố quyết định:

Chính vì 3 yếu tố này mà cùng một kịch bản, giao cho các đạo diễn khác nhau, phim sẽ khác nhau. Ý đồ hình thành trên cơ sở khả năng cảm nhận và tri thức của mỗi người.

Phim truyện: Dùng cốt truyện hư cấu, dùng diễn viên đóng và tạo bối cảnh giả (hoặc bớt cảnh thật có cải tạo theo yêu cầu của nghệ thuật), tạo ảo giác giống cuộc đời thực.

Phim khoa học: Mục đích của phim Khoa học là nhằm nâng cao nhận thức khoa học. Do đó hạt nhân của phim là một vấn đề khoa học chủ đề của phim là một vấn đề khoa học chủ đề của phim thường là những công trình khoa học đứng đắn nhất.

Phim hoạt hình: Không dùng người thật làm diễn viên, thay vào đó là hình vẽ hoặc vật thể hoàn toàn bất động, áp dụng phương pháp quay phim từng hình và chiếu lên màn ảnh liên tục (24, 25 hình/giây), tạo ra ảo giác chuyển động. Chúng được các nhà làm phim “thổi hồn” vào và trở thành những nhân vật mang tính cách, suy nghĩ… như con người.

Phim tài liệu: Xông thẳng vào những vấn đề thiết thân nhất của cuộc sống, tìm ra chủ đề và hình tượng ở đó. Qua việc ghi lại hình ảnh người thực việc thực, tác giả nâng lên tầm khái quát hóa bằng hình tượng, phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng. Sự kiện nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của hiện tượng.

Những thước phim đầu tiên của Luymie (trừ phim “người tưới vườn” nổi tiếng) đều không có yếu tố trình bày, diễn xuất kiểu sân khấu, chưa hề có diễn viên, kịch bản cảnh trí là những thành phần tất yếu của phim truyện hiện đại. Phải đến Meliex nhà hoạt động sân khấu – đạo diễn – diễn viên chủ rạp- người sáng lập ra môn điện ảnh trình diễn, mới đưa diễn xuất của diễn viên lên sân khấu màn ảnh. Lúc đó tiết mục điện ảnh mới được trình diễn, dàn dựng và nghiền ngẫm, thay thế cho nguyên tắc phóng sự kiểu Lumiere “cuộc sống như nó vốn có” và kịch bản ra đời.

Ngày nay trong điện ảnh hiện đại, một bộ phim không thể không có kịch bản điện ảnh. Kịch là cái gốc, là bản thiết kế của bộ phim và phim là công trình hình ảnh.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Báo chí Truyền hình)