© 2015 Bản quyền của Trường Đại học VinhĐịa chỉ: 182 Lê Duẩn - Thành Phố Vinh - tỉnh Nghệ AnĐiện thoại: (038)3855452 Fax: (038)3855269 Email: [email protected]ịu trách nhiệm nội dung: ThS. Lê Văn Tấn- Giám đốcGhi rõ nguồn "Cổng TT Đại học Vinh" khi sử dụng lại nội dung trên cổng thông tin.
Review ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Lương “nghìn đô” là chuyện nhỏ
Công nghệ thông tin hiện là một ngành cực kỳ “hot” hiện nay. Nhiều chuyên gia trong ngành đã chia sẻ mức lương trung bình của một lập trình viên rất cao, có thể lên đến gần 2.000 USD nếu có chuyên môn cao và năng lực vững chắc. Chưa kể, cơn “khát” nhân lực công nghệ thông tin chưa bao giờ hạ nhiệt, kể cả trong mùa Covid. Đây chính là cơ hội không thể bỏ qua cho các bạn đang có ý định theo học ngành này. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin cần thiết về ngành Công nghệ thông tin tại UEL nhé.
Công nghệ thông tin hiện là một ngành cực kỳ “hot” hiện nay
Học ngành Công nghệ thông tin tại UIT như thế nào?
Thời gian đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại UIT là 4 năm (bao gồm 8 học kỳ).
Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là tối thiểu 119 tín chỉ (chưa tính 12 tín chỉ Anh văn), trong đó có 39 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương, 44 tín chỉ cơ sở nhóm ngành và cơ sở ngành, tối thiểu 24 tín chỉ chuyên ngành và 12 tín chỉ kiến thức tốt nghiệp.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Công nghệ thông tin tại UIT trong bảng dưới đây:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của UIT
Bên cạnh chương trình đào tạo đại trà, UIT còn có chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao định hướng Nhật Bản (mã ngành là 7480201_CLCN) với chương trình đào tạo theo khung chương trình hệ đào tạo chính qui đại trà. Ngôn ngữ giảng dạy là Tiếng Việt và môn học ngoại ngữ là Tiếng Nhật. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đạt trình độ N3 JLPT Tiếng Nhật.
Điều kiện học tập dành cho sinh viên theo học chương trình này rất tốt, với quy mô lớp nhỏ chỉ từ 20-40 sinh viên/lớp, cơ sở vật chất hiện đại, các phòng học đều được trang bị điều hòa, phòng thực hành máy tính cấu hình cao, giảng viên giảng dạy đều là các Thạc sĩ, Tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy của Trường Đại học Quốc gia.
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được giảng dạy một số môn học bằng Tiếng Nhật. Ngoài ra sinh viên còn được tăng cường giảng dạy về quy trình và văn hóa làm việc tại Nhật Bản. Sinh viên cũng sẽ được nhà trường giới thiệu đi thực tập tại Nhật Bản hoặc tại các chi nhánh công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp UIT
Đây là vấn đề mà các bạn muốn tìm hiểu nhất đúng không? Đến cuối cùng thì mục đích chúng ta đi học cũng là để sau này có một công việc và mức lương tốt. Nói chung là nếu tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin thì các bạn có thể bị choáng ngợp vì độ phong phú của nó đấy. Ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là một ngành có cơ hội việc làm rất lớn và nhiều triển vọng trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một công việc đúng ngành với mức lương cực kỳ hấp dẫn.
Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc phổ biến sau:
– Làm chuyên viên, kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin, chủ yếu trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, địa lý, viễn thám. Các công ty điển hình: FPT, Esri, TMA, ArcGIS và các công ty phần mềm chuyên dụng khác.
– Làm chuyên viên, kỹ sư quản lý, giám sát, vận hành các dự án công nghệ thông tin; hoặc kỹ sư phân tích và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty, doanh nghiệp (bưu điện, ngân hàng, siêu thị…)
– Làm chuyên viên, kỹ sư khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng tại các công ty, doanh nghiệp về vấn đề phân tích định lượng (IBM, Samsung, Thế giới di động, CoopMart…).
– Làm chuyên viên, kỹ sư xây dựng và phát triển các ứng dụng về lĩnh vực công nghệ Web và truyền thông xã hội tại các đơn vị chuyên phát triển phần mềm như Google, CMC, Microsoft hoặc các công ty phần mềm khác.
– Làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học và cao đẳng.
Tóm lại, lựa chọn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin, đặc biệt trong thời kỳ đang phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay là một sự lựa chọn đúng đắn và khôn ngoan cho các bạn yêu thích công nghệ. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết “Review ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Lương “nghìn đô” là chuyện nhỏ” ở trên, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích và cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn ngành học tương lai cho bản thân mình.
Phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay – xã Đông Lộ, Đại Tiết, Nhật Tiến và Linh Đài ngày trước là một vùng quê với địa hình đồng bằng có sông chảy qua. Con người Thạch Linh xưa, nay cần cù thông minh và hiếu học, có nhiều sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường bất khất trong đấu tranh, thủy chung, nhiệt tình trong cuộc sống.
Phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo nghị định số 20/2007/NĐ-CP ngày 07/02/2007 của Chính phủ.
- Phía Bắc giáp Thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà và xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh;
- Phía Nam giáp phường Hà Huy Tập thành phố Hà Tĩnh và xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà;
- Phía Đông giáp phường Nguyễn Du và phường Trần Phú thành phố Hà Tĩnh;
Phía Tây giáp xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà.
Quá trình hình thành và phát triển phường Thạch Linh đã trải qua nhiều thay đổi, biến động địa giới hành chính và những tên gọi khác nhau:
- Trước năm 1945 là các làng cũ của xã Đại Tiết tổng Thượng Nhị và xã Đông Lộ tổng Thượng Nhất, phủ Thạch Hà.
- Từ tháng 10 năm1945 đến tháng 11 năm 1947 nhập xã Đại Tiết và xã Đông Lộ thành xã Nhật Tiến, thuộc huyện Thạch Hà.
- Tháng 12 năm 1947 đến tháng 8 năm 1954 xã Nhật Tiến nhập với xã Xuân Đài (gồm xã Thạch Xuân và xã Thạch Đài) thành xã Linh Đài thuộc Huyện Thạch Hà.
- Tháng 8 năm 1954 xã Linh Đài chia thành 3 xã: Thạch Đài, Thạch Xuân và Thạch Linh thuộc huyện Thạch Hà. Xã Thạch Linh được bổ sung thêm một phần diện tích xóm Vịt (Hợp Tiến) của xã Toàn Lưu cũ.
- Ngày 16 tháng 9 năm 1989 xã Thạch Linh được chuyển từ huyện Thạch Hà sát nhập về thị xã Hà Tĩnh cùng với các xã: Thạch Hòa, Thạch Phú, Thạch Quý, Thạch Trung và Thạch Yên.
- Ngày 02 tháng 7 năm 1994 cắt một phần địa giới hành chính xã Thạch Linh gồm các xóm: Tân Hợp, Vĩnh Yên và một phần của xóm Vĩnh Hòa, Tuy Hòa để thành lập phường Trần Phú thành phố Hà Tĩnh.
- Ngày 05 tháng 02 năm 1996, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang cho Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Thạch Linh" nhằm ghi nhận những thành tích xuất sắc trong công cuộc kháng chiến chóng Mỹ cứu nước.
- Ngày 07 tháng 02 năm 2007 cắt một phần địa giới hành chính xã Thạch Linh gồm phần lớn xóm Yên Hòa để thành lập phường Nguyễn Du thành phố Hà Tĩnh.
- Sáp nhập hai tổ dân phố Bắc Tiến và Hợp Tiến thành tổ dân phố Hợp Tiến theo Nghị quyết số 157/NQ-HĐND, ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
- Đến nay phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích tự nhiên là 625,95ha, dân số 9.026 người, với 11 tổ dân phố bao gồm: Vĩnh Hòa, Tuy Hòa, Nam Tiến, Hợp Tiến, Yên Đồng, Đại Đồng, Nhật Tân, Tân Tiến, Linh Tiến, Linh Tân và Hòa Linh.
Ngày 19 tháng 01 năm 2020, Ủy Ban nhân dân Thành phố Hà Tĩnh đã có Quyết định số: 70 QĐ/UBND công nhận Phường Thạch Linh đạt chuẩn văn minh đô thị./.
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng.
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ thông tin – truyền thông và các lĩnh vực liên quan.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin trở thành trường đại học uy tín về công nghệ thông tin – truyền thông và các lĩnh vực liên quan trong khu vực Châu Á.